
Sinh năm 2003 mệnh gì? Tuổi Quý Mùi 2003 nên lựa chọn nghề nghiệp gì? (Hình từ internet)
Sinh năm 2003 mệnh gì?
Những người sinh năm 2003 là tuổi Quý Mùi thuộc mệnh Mộc nập âm Dương Liễu Mộc, có nghĩa là gỗ cây dương liễu.
Theo ngũ hành, đây là mệnh tượng trưng cho sự mềm dẻo, uyển chuyển nhưng cũng đầy sức sống, giống như cây dương liễu có thể thích nghi với mọi hoàn cảnh dù gió bão khắc nghiệt.
Những người mệnh Dương Liễu Mộc thường mang tính cách linh hoạt, nhạy bén, giàu cảm xúc và có khả năng thích nghi cao. Tuy nhiên, họ cũng có thể dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh nếu không giữ được sự kiên định.
Mệnh mộc hợp với màu đen, xanh nước biển, xanh dương (Màu thuộc hành Thủy) và kỵ với màu xám, trắng, ghi (Màu thuộc hành Kim).
Trong ngũ hành, năm 2025 (Ất Tỵ) thuộc mệnh Phú Đăng Hỏa (Lửa đèn lớn). Hỏa sinh Mộc, do đó, tuổi Quý Mùi 2003 gặp năm 2025 sẽ có sự tương sinh, hứa hẹn một năm với nhiều cơ hội phát triển, đặc biệt trong sự nghiệp và tài lộc, nếu biết tận dụng thời cơ.
Tuổi Quý Mùi 2003 nên lựa chọn nghề nghiệp gì?
Những người tuổi Quý Mùi 2003 nên ưu tiên lựa chọn những ngành nghề thuộc hành Mộc, cụ thể những ngành nghề sau:
- Nghề gỗ, nghề nông như trồng trọt, chăn nuôi,
- Bác sĩ Đông y.
- vật liệu xây dựng, buôn bán xi măng, cát sỏi, gạch đá,
- Thực phẩm, buôn bán nông sản, hương liệu…
- nhân viên văn phòng.
- giáo viên.
- buôn bán vải vóc.
- Bên cạnh đó, tuổi Quý Mùi cũng nên lựa chọn những nghề nghiệp thuộc Thủy và Thổ. Những ngành nghề này là:
+ Vận tải biển
+ Sản xuất, buôn bán rượu bia, nước giải khát,…
+ Các ngành nghề cần giao tiếp tốt như nhà báo, phóng viên, nhà ngoại giao, hướng dẫn viên du lịch,…
+ Vận động viên các môn thể thao dưới nước
+ Quản lý bến bãi, cảng biển.
+ Đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản.
+ Bất động sản.
+ Kiến trúc, xây dựng, cầu đường,…
+ Quản lý nhà hàng, khách sạn…
+ Đồn điền, nông trại,..
- Và cũng nên chọn nghề mà mình thích và đam mê.
Như vậy, trên đây toàn bộ thông tin về nội dung về sinh năm 2003 mệnh gì? Tuổi Quý Mùi 2003 nên lựa chọn nghề nghiệp gì?
*Lưu ý: những nội dung trên đây chỉ mang tính chất tham khảo và giải trí
Xử phạt hành vi mê tín dị đoan như thế nào?
Mức xử phạt hành chính
Căn cứ khoản 4 và khoản 7 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính hành vi tổ chức hoạt động mê tín dị đoan được quy định như sau:
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi tham gia hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội.
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động mê tín dị đoan.
Như vậy, nếu việc xem bói biến tường thành mê tín dị đoan thì cá nhân bị phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Tổ chức hành hoạt động mê tín dị đoan thì bị phạt từ 15.000.000 đến 20.000.000 đồng.
Mức xử lý hình sự
Theo quy định tại Điều 320 Bộ luật Hình sự 2015 thì người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm có thể bị xử lý hình sự về Tội hành nghề mê tín, dị đoan.
Trong đó, khung hình phạt đối với hành vi hành nghề mê tín, dị đoan như sau:
- Khung 01: Phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng - 03 năm.
- Khung 02: Phạt tù từ 03 - 10 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
+ Làm chết người;
+ Thu lợi bất chính từ 200 triệu đồng trở lên;
+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 - 50 triệu đồng.
Hành vi cấu thành tội hành nghề mê tín dị đoan như sau:
- Khách thể của tội phạm: Tội phạm xâm phạm vào nếp sống văn minh trong xã hội, xâm phạm vào trật tự - an toàn xã hội.
- Mặt khách quan của tội phạm: Hành vi hành nghề mê tín dị đoan. Đó là hành vi bói toán dưới mọi hình thức làm mất trật tự công cộng và gây thiệt hại đến sức khỏe, tính mạng của người khác. Người phạm tội sử dụng các hình thức bói toán mê tín, vượt ra khỏi phạm trù tâm linh, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà vẫn vi phạm.
- Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý gián tiếp.
- Chủ thể của tội phạm: Tội phạm được thực hiện bởi những người đã có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự cho chính hành vi của mình.
Nguyễn Tùng Lâm
5