Bản đồ hành chính 34 tỉnh, thành phố của Việt Nam

Dưới đây là bản đồ hành chính 34 tỉnh, thành phố của Việt Nam sau đợt sáp sắp xếp đơn vị hành chính lịch sử, áp dụng chính thức từ 01/7/2025.

Bản đồ hành chính 34 tỉnh, thành phố của Việt Nam

Ngày 01/7/2025 có thể xem là một dấu mốc lịch sử về đơn vị hành chính của Việt Nam, khi chứng kiến sự cải cách toàn diện về mô hình đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương.

Theo  Nghị quyết 202/2025/QH15 ngày 12/6/2025 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025. Cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố; trong đó có 19 tỉnh và 4 thành phố hình thành sau sắp xếp.

Chính quyền địa phương ở các tỉnh, thành phố hình thành sau sắp xếp chính thức hoạt động từ ngày 01/07/2025.

Bản đồ hành chính 34 tỉnh, thành phố của Việt Nam:

Bản đồ hành chính Việt Nam sau sáp nhập

Danh sách chính thức 34 tỉnh, thành của Việt Nam

TT

Tên tỉnh, thành mới

(Tỉnh, thành được sáp nhập)

Diện tích

(Km2)

Dân số

(người)

1

Tuyên Quang

(Hà Giang + Tuyên Quang)

13.795,6

1.865.270

2

Cao Bằng

6.700,39

573.119

3

Lai Châu

9.068,73

512.601

4

Lào Cai

(Lào Cai + Yên Bái)

13.257

1.778.785

5

Thái Nguyên

(Bắc Kạn + Thái Nguyên)

8.375,3

1.799.489

6

Điện Biên

9.539,93

673.091

7

Lạng Sơn

8.310,18

881.384

8

Sơn La

14.109,83

1.404.587

9

Phú Thọ

(Hòa Bình + Vĩnh Phúc + Phú Thọ)

9.361,4

4.022.638

10

Bắc Ninh

(Bắc Giang + Bắc Ninh)

4.718,6

3.619.433

11

Quảng Ninh

6.207,93

1.497.447

12

TP. Hà Nội

3.359,84

8.807.523

13

TP. Hải Phòng

(Hải Dương + TP. Hải Phòng)

3.194,7

4.664.124

14

Hưng Yên

(Thái Bình + Hưng Yên)

2.514,8

3.567.943

15

Ninh Bình

(Hà Nam + Ninh Bình + Nam Định)

3.942,6

4.412.264

16

Thanh Hóa

11.114,71

4.324.783

17

Nghệ An

16.486,49

3.831.694

18

Hà Tĩnh

5.994,45

1.622.901

19

Quảng Trị

(Quảng Bình + Quảng Trị)

12.700

1.870.845

20

TP. Huế

4.947,11

1.432.986

21

TP. Đà Nẵng

(Quảng Nam + TP. Đà Nẵng)

11.859,6

3.065.628

22

Quảng Ngãi

(Quảng Ngãi + Kon Tum)

14.832,6

2.161.755

23

Gia Lai

(Gia Lai + Bình Định)

21.576,5

3.583.693

24

Đắk Lắk

(Phú Yên + Đắk Lắk)

18.096,4

3.346.853

25

Khánh Hoà

(Khánh Hòa + Ninh Thuận)

8555,9

2.243.554

26

Lâm Đồng

(Đắk Nông + Lâm Đồng + Bình Thuận)

24.233,1

3.872.999

27

Đồng Nai

(Bình Phước + Đồng Nai)

12.737,2

4.491.408

28

Tây Ninh

(Long An + Tây Ninh)

8.536,5

3.254.170

29

TP. Hồ Chí Minh

(Bình Dương + TPHCM + Bà Rịa - Vũng Tàu)

6.772,6

14.002.598

30

Đồng Tháp

(Tiền Giang + Đồng Tháp)

5.938,7

4.370.046

31

An Giang

(Kiên Giang + An Giang)

9.888,9

4.952.238

32

Vĩnh Long

(Bến Tre + Vĩnh Long  + Trà Vinh)

6.296,2

4.257.581

33

TP. Cần Thơ

(Sóc Trăng + Hậu Giang + TP. Cần Thơ)

6.360,8

4.199.824

34

Mau

(Bạc Liêu + Cà Mau)

7.942,4

2.606.672

Mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp của Việt Nam hoạt động từ 01/07/2025

Theo Điều 1 và 2 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 đã quy định đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức thành 02 cấp, gồm có:

(i) Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);

(ii) Xã, phường, đặc khu trực thuộc cấp tỉnh (sau đây gọi chung là cấp xã).

Xã là đơn vị hành chính ở nông thôn; phường là đơn vị hành chính ở đô thị; đặc khu là đơn vị hành chính ở một số hải đảo có vị trí quan trọng được thành lập phù hợp với điều kiện địa lý, tự nhiên, đặc điểm dân cư và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

 Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt là địa bàn có vị trí chiến lược, được tổ chức theo mô hình đặc thù, được áp dụng các cơ chế, chính sách ưu đãi vượt trội, thực hiện các chính sách mới về quản trị địa phương, thu hút đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng và cả nước. Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quyết định thành lập.

Chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính quy định tại (i) và (ii), trừ đơn vị hành chính quy định tại Điều 28 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025, là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.

Chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quy định khi thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đó.

Anh Hào

32

tin noi bat
Tin mới
Các tin khác