Tâm lý của những doanh nghiệp kinh doanh vàng bị tác động
Theo Nghị địnhnày thì hoạt động kinh doanh vàng, hoạt động kinh
doanh mua, bán vàng miếng; sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ là hoạt động kinh doanh có điều kiện và phải
được NHNN cấp Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất
vàng.
Cụ thể, để đủ điều kiện cấp giấy phép kinh doanh mua bán vàng miếng, đối với doanh nghiệp phải đáp ứng yêu cầu:
i) có vốn
điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên; ii) có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh
vàng từ 500 triệu đồng/năm trở lên trong 2 năm liên tiếp gần nhất (có xác nhận
của cơ quan thuế); iii) có mạng lưới bán hàng ở 3 tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương trở lên. Đối với TCTD các
điều kiện cần thiết gồm: i) có vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng trở lên; ii) có
đăng ký hoạt động kinh doanh vàng; iii) có mạng lưới chi nhánh tại Việt Nam từ
5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
Theo Hiệp hội Kinh doanh vàng,
với những quy định trên, dự kiến số lượng doanh nghiệp được phép kinh doanh mua
bán vàng miếng sẽ thu hẹp từ khoảng 12.000 doanh nghiệp như hiện nay xuống chỉ
còn một số doanh nghiệp, tổ chức tín dụng. Ước tính, 90% tiệm vàng sẽ không đủ điều
kiện kinh doanh vàng miếng do hầu hết công ty chỉ
có vốn điều lệ 1-2 tỷ đồng, một số công ty quy mô lớn hơn thì vốn điều lệ xấp xỉ
10 tỷ đồng. Điều kiện tiếp theo khó vượt qua nằm ở điều kiện về thuế: để “được”
nộp thuế 500 triệu đồng/năm, các công ty phải có lợi nhuận tối thiểu là 2 tỷ đồng.
Điều này các công ty có quy mô vốn điều lệ 1- 2 tỷ đồng khó đáp ứng được. Việc nhanh
chóng đưa hướng dẫn và đơn giản hóa các thủ tục cho các doanh nghiệp
kinh doanh vàng chuyển đổi mô hình hoạt động khi Thông tư hướng dẫn Nghị định
24 là cần thiết, tránh gây tình trạng lộn xộn trên thị trường vàng.
Khó hạn
chế tình trạng chênh lệch giá
Nghị định 24 và Thông tư 16 về quản lý hoạt động
kinh doanh vàng vẫn chưa tạo dựng được cơ chế liên thông giữa giá vàng trong nước
và thế giới nên khó hạn chế được tình trạng chênh lệch giá. Kể từ khi Nghị định
24 được ban hành, chỉ có một khoảng thời gian rất ngắn chênh lệch giá vàng
trong nước với giá vàng thế giới là 430.000 đồng/lượng, sau đó giá vàng trong nước
luôn duy trì mức chênh lệch với giá vàng thế giới từ 1,5-2 triệu đồng/lượng. Với
mức chênh lệch như hiện nay, hoạt động buôn lậu vàng qua biên giới, đặc biệt
qua đường tiểu ngạch vẫn tiếp tục diễn ra, gây áp lực lên tỷ giá VND/USD.
Chênh lệch
giá vàng trong nước với giá vàng thế giới
Tạo sự phân biệt giữa vàng
SJC với vàng “phi SJC”
Trên thị
trường tiếp tục có sự phân biệt đối xử giữa vàng miếng SJC với các thương hiệu
“phi SJC” và sự chênh lệch về giá giữa 2 loại vàng này vẫn đang tiếp diễn trên
thị trường ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân, nhà đầu tư, doanh nghiệp nắm
giữ vàng thương hiệu khác (giá vàng miếng SJC cao hơn các thương hiệu khác khoảng
1-1,5 triệu đồng).
Dễ phát sinh hiện tượng tiêu
cực
Mặc dù
Thông tư 16 đã quy định về thời hạn chuyển tiếp đối với hoạt động kinh doanh
mua bán vàng miếng là 6 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực. Tuy nhiên, với
một lượng lớn vàng đang được găm giữ ở dân cư cộng thêm việc chênh lệch giá vàng
trong nước và giá vàng thế giới vẫn chưa được kiềm chế, các doanh nghiệp kinh
doanh vàng sẽ “lách luật” cung cấp ra thị trường các sản phẩm trang sức biến tướng
(nhẫn, lắc, vòng khối lượng lớn). Ngoài ra, việc mua-bán vàng miếng chỉ tập
trung tại một số TCTD và doanh nghiệp được cấp phép sẽ gây khó khăn cho người dân
có nhu cầu tại các khu vực nông thông, vùng sâu, vùng xa… có thể dẫn đến nguy cơ
phát sinh thị trường chợ đen. Việc sớm nghiên cứu, xây dựng, ban hành đề án huy
động vàng trong dân đồng thời cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về chủ trương,
biện pháp quản lý hoạt động kinh doanh vàng để hạn chế tin đồn thất thiệt tác động
tiêu cực đến tâm lý thị trường, ngăn ngừa hoạt động đầu cơ, lợi dụng chính sách
để trục lợi là những việc làm cần thiết trong thời gian tới của Chính phủ và
NHNN.
Nguyễn
Quân