Kế hoạch của chính phủ để cơ cấu lại hệ thống ngân hàng Việt
Nam
đưa ra ngày 7/3 là một tín hiệu tích cực đối với ngành này. Tuy nhiên, một kế
hoạch không rõ ràng và những cam kết thiếu chắc chắn vẫn là những nguy cơ đáng
kể tồn tại trong ngắn hạn và trung hạn.
Kế hoạch của chính phủ bao gồm khả năng mua lại các khoản nợ
xấu từ các ngân hàng thương mại, các biện pháp thúc đẩy tỷ lệ vốn và khả năng
sáp nhập của các ngân hàng yếu kém. Tỷ lệ vốn thiếu an toàn, thanh khoản khó
khăn, và suy giảm chất lượng tài sản là những mối quan tâm chính của Fitch trong
lĩnh vực ngân hàng được xếp hạng tương đối thấp của Việt Nam. Các nỗ lực của
chính phủ để giải quyết những vấn đề này do đó rất được hoan nghênh.
Đặc biệt, chúng tôi tin rằng hệ thống tài chính sẽ được
hưởng lợi từ việc củng cố sức mạnh của khu vực ngân hàng, làm giảm tình trạng
mất thanh khoản của các ngân hàng nhỏ, vốn chỉ dựa vào các khoản vay ngắn hạn
trên thị trường liên ngân hàng. Tính thanh khoản trong hệ thống ngân hàng trong
nước vẫn còn rất nhạy cảm với lạm phát cao và niềm tin vào đồng VND.
Theo đánh giá của Fitch, chất lượng tài sản có thể sẽ xấu đi
hơn nữa. Do tính minh bạch thấp trong việc ghi nhận các khoản nợ xấu, tổng giá
trị nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam (áp dụng chuẩn mực Việt Nam) có thể cao hơn từ 3-4 lần nếu áp dụng theo chuẩn mực quốc tế.
Tuy nhiên, có rất ít chi tiết về việc Chính phủ sẽ tiến hành
sáp nhập các ngân hàng như thế nào, phương pháp chính phủ đánh giá các khoản nợ
xấu. Không có các thông tin chi tiết, sẽ rất khó để đánh giá tác động của các
chính sách đối với ngành này.
Xếp hạng trái phiếu dài hạn của Việt Nam đang ở mức
B+ do lo ngại về lạm phát, nợ trong khu vực công lẫn trong các doanh nghiệp.
Theo Fitch, việc tái cấu trúc khu vực tài chính của Việt Nam dễ có
tác động lên bảng cân đối tài sản quốc gia.
Minh Quang