Việt
Nam hy vọng rằng việc giảm lạm phát và những nguy cơ kinh tế toàn cầu
sẽ tác động đến mức lãi suất ổn định của thị trường chứng khoán còn khá
nhỏ của Việt Nam.
Với giá trị thấp và những lạc quan rằng thị trường Việt
Nam đang vượt qua các vấn đề kinh tế sâu sắc nhất, đã thu hút nhiều nhà
đầu tư.
TTCK Việt Nam là một trong những thị trường sôi động
nhất thế giới tính tới 2012. Chỉ số giao dịch chuẩn tại sở giao dịch
chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh đã tăng 20,5% tính đến thứ tư tuần
trước. Vấn đề mấu chốt là việc duy trì được phong độ hiện tại, thị
trường cần phải mở rộng và tập trung hơn để tìm hướng thoát khỏi tình
trạng thị trường đầu tư mạo hiểm.
Từng là thị trường hấp dẫn các nhà đầu tư, nhưng hiện
TTCK Việt Nam vẫn chưa thể khôi phục hoàn toàn sau khi chỉ số tụt tới
66% năm 2008 trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Năm sau đó, chỉ
số đã khôi phục 57% nhưng tới năm 2010, một năm nặng nề với thị trường
châu Á, chứng khoán Việt Nam đã giảm 2% và sụt tiếp 27% vào năm 2011.
Tín hiệu tích cực là lạm phát ở Việt Nam sau khi tăng
tới 23% (tính đến tới tháng 8 vừa qua), hiện đã có dấu hiệu giảm xuống
và chỉ còn 16,4% vào hồi tháng 1/2012. Các nhà kinh tế hy vọng rằng
chính phủ sẽ cắt giảm lãi suất vào cuối năm nay nếu giá dầu không tiếp
tục tăng và lại gây ra lạm phát.
Mới đây, Fitch nhận định, lạm phát giảm và cán cân
thương mại dần được cải thiện, cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang vào
tầm kiểm soát.
Giải quyết mất cân bằng
Ông Mark Mobius, Giám đốc Điều hành tập đoàn Templeton
Emerging Markets, cho biết Việt Nam đã lấy lại được sự quan tâm của các
nhà đầu tư nước ngoài. "Nhiều người lạc quan tin rằng, chính phủ đang
giải quyết một cách hiệu quả các điểm mất cân bằng của nền kinh tế."
Trong danh mục đầu tư 843 triệu USD của quỹ Templeton
Frontier Markets có 8,5% là đầu tư vào Việt Nam. Ông Mobius quản lý các
tài sản trị giá hơn 40 tỉ USD cho biết, Templeton đã đầu tư vào cổ phiếu
tiêu dùng và cổ phiếu thường ở Việt Nam.
Bà Nguyễn Vũ Ngọc Trinh, Giám đốc Đầu tư của Công ty Quản lý quỹ Manulife cho rằng nền kinh tế được kiểm soát với mức lạm phát hợp lý "sẽ tạo nền tảng phát triển ở Việt Nam."
Ông Nguyễn Hoàng Long, Giám đốc Đầu tư Công ty Chứng
khoán An Bình thì cho rằng, nhờ có chính sách kiên quyết của chính phủ
về giải quyết lạm phát và cơ cấu lại nền kinh tế nên "dòng tiền lại tiếp
tục đổ vào thị trường chứng khoán trên cả mong đợi, dù nền kinh tế vĩ
mô vẫn đang dưới vực thẳm."
Bà Trinh cho rằng, các nhà đầu tư nên chú ý tới tình
hình tài chính và tiêu dùng của các công ty mà họ muốn đầu tư dài hạn.
Một trong những vấn đề chính tại thị trường Việt Nam là thiếu các nhà
đầu tư dài hạn.
Cần cải cách mạnh tay
Việc Việt Nam có thể thu hút thêm nhiều nhà đầu tư hay
không còn phụ thuộc vào các chính sách cải cách nền tài chính công của
Việt Nam hiệu quả tới đâu. Bên cạnh đó, cũng cần liệt kê và dần loại bỏ
các doanh nghiệp nhà nước có nhiều nợ xấu và hoạt động không hiệu quả.
Để phát triển thị trường, lãnh đạo Việt Nam cho biết sẽ
tiến hành phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) trở lại đối
với một số doanh nghiệp và một số doanh nghiệp nhà nước lớn sẽ bị bán.
Việt Nam đang có kế hoạch cho các quỹ đầu tư tín thác
(ETF) và các quỹ mở được phép hoạt động trong nước. Một ví dụ điển hình,
Quỹ Quản lý Đầu tư Aberdeen đã đầu tư trực tiếp vào nhiều thị trường
châu Á nhưng chưa đầu tư vào Việt Nam.
Ông Christopher Wong, Quản lý Đầu tư cấp cao của
Aberdeen tại Singapore nhận định, "Về dài hạn, Việt nam là một thị
trường hứa hẹn, có dân số đông và đang ở giai đoạn đầu của quá trình
phát triển. Tuy nhiên Việt Nam cần chuyên nghiệp hơn trong quản lý và
cần thêm nhiều công ty ngoài quốc doanh."
Citigroup khá lạc quan về Việt Nam. Trong bản báo cáo
công bố hôm 22/2, Citigroup nhận định,Việt Nam sẽ là một trong những thị
trường sơ khai cốt lõi đối với giới đầu tư, với viễn cảnh kinh tế dài
hạn rất hấp dẫn dựa trên dân số tăng nhanh cùng nguồn nhân công dồi dào
giá rẻ.
Mặc dù thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng 3% theo
chỉ số MSCI Fontier Markets, nhưng nhìn chung giá cổ phếu trên TTCK Việt
Nam vẫn được xem là rẻ.
Thua kém các thị trường lân cận
Theo dữ liệu của StarMine, cổ phiếu Việt Nam được giao
dịch ở mức gấp 11 lần lợi nhuận, mức này thấp hơn nhiều so với cổ phiếu
ở các thị trường lân cận. Tại Indonesia, trong năm 2010, cổ phiếu giao
dịch trên TTCK tăng 46% trong năm 2010 và tăng 3% năm 2011 trước khi hạ
nhiệt vào năm nay, hiện cổ phiếu Indonesia có giá giao dịch gấp 18 lần
lợi nhuận.
Bất chấp sự hồi phục trên sàn chứng khoán TP Hồ Chí
Minh, so với các thị trường khác, TTCK Việt Nam vẫn còn kém. Năm ngoái,
chỉ số chứng khoán của Việt Nam giảm 27%, so với mức sụt giảm 22% trong
chỉ số MSCI Frontier Markets và 18% trong chỉ số MSCI châu Á.
Tổng giá trị giao dịch tại sàn giao dịch Hồ Chí Minh
mới đạt mức gần 28 tỷ USD, ít hơn rất nhiều so với các thị trường khác ở
Đông Nam Á. Trong khi đó, chỉ trưa ngày thứ 5 tuần trước, sàn giao dịch
Indonesia đạt tổng giá trị giao dịch là 351.5 tỷ USD còn Malaysia là
268,4 tỷ USD.
Tính đến hết ngày 22/2, Việt Nam đạt mốc thu hút 32,3
triệu USD dòng tiền đầu tư ròng từ các quỹ đầu tư. Dựa trên dữ liệu của
EPFR Global, cùng thời điểm, tại thị trưởng khác như Malaysia chỉ có
12,2 triệu USD.
Quỹ đầu tư Việt Nam LionGlobal là một trong những nhà
đầu tư có lãi khi đạt được 12,3% lợi nhuận vào tháng 1. Mặc dù khá trung
lập trong các chính sách tài chính, LionGlobal đánh giá cổ phiếu của
Công ty bảo hiểm Bảo Việt và ngân hàng Sacombank là một vài trong những
cổ phiếu hàng đầu của mình. LionGlobal còn góp vốn vào Tập đoàn thực
phẩm Masan (HOSE: MSN).
Ông Nguyễn Hoàng Long, Giám đốc Đầu tư Công ty Chứng khoán An Bình (ABS)
cho rằng nên đầu tư vào cái ngân hàng lớn của Việt Nam và cổ phiếu của
các công ty lâu đời, uy tín, có thu nhập ổn định, dòng tiền lớn, và
không có nợ quá hạn (blue chip) Petrovietnam, Tập đoàn Hóa chất và Phân
bón Việt Nam và FPT.
Ngọc Trần (Theo Reuters)
Diễn đàn kinh tế Việt Nam