Theo tham luận, việc xử lý các CTCK sẽ dựa trên kết quả phân loại thành 3 nhóm.
1/ Nhóm 1 – Nhóm bình thường:
(Bao gồm các CTCK có tỷ lệ vốn khả dụng/tổng rủi ro trên 150% và có lãi hoặc lỗ luỹ kế dưới 30% vốn điều lệ)
- Tiếp tục củng cố hoạt động nhằm bảo toàn vốn, hạn chế
rủi ro, giảm các khoản đầu tư, tự doanh, hạn chế mở chi nhánh, địa điểm
kinh doanh không cần thiết, giảm nghiệp vụ có tính rủi ro cao, cơ cấu
lại danh mục đầu tư.
- Tiếp tục ra soát và giám sát chặt chẽ tình hình tài
chính, trong đó có vấn đề biến động vốn chủ sở hữu, khả năng thanh khoản
và chỉ tiêu lợi nhuận.
2/ Nhóm 2 và nhóm 3 – Nhóm kiểm soát và kiểm soát đặc biệt:
(Nhóm 2: CTCK có tỷ lệ vốn khả dụng/tổng rủi ro
dưới 150% tới trên 120% và có lỗ luỹ kế từ 30-50% vốn điều lệ. Nhóm 3:
CTCK có tỷ lệ vốn khả dụng/tổng rủi ro dưới 120% và có lỗ luỹ kế
trên 50% vốn điều lệ)
- Lập kế hoạch làm việc với HĐQT của các CTCK thuộc
nhóm này để tìm hiểu, phối hợp lập phương án khắc phục để doanh nghiệp
tự khắc phục và giải quyết.
- Chỉ đạo các Sở GDCK và TTLKCK thực hiện rút nghiệp vụ môi giới, rút tư cách thành viên trên cơ sở tự nguyện của các CTCK.
- Từ tháng 4/2012 ra quyết định hành chính, đặt các
CTCK có vốn khả dụng dưới 150% trong 3 tháng liên tục liền trước vào
tình trạng kiểm soát, kiểm soát đặc biệt và thực hiện kiểm tra tại chỗ
tình hình tài chính một số CTCK thuộc nhóm 3.
- Lập kế hoạch đình chỉ hoạt động và thu hồi giấy phép
hoạt động những CTCK không khắc phục được tình trạng kiểm soát, kiểm
soát đặc biệt trong giới hạn quy định.
Bội Mẫn (Vietstock)