Từ hôm nay 20-4, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC – Ngân hàng trung ương) sẽ cắt giảm 1% tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) của các ngân hàng thương mại với mục đích thúc đẩy tín dụng, kích thích tăng trưởng.
Trụ sở chính của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc tại thủ đô Bắc Kinh. Ảnh: Bloomberg
|
Các ngân hàng có dịch vụ cho vay dành
cho lĩnh vực nông nghiệp sẽ được PBoC giảm thêm 1% RRR, riêng Ngân hàng phát
triển nông nghiệp Trung Quốc được giảm thêm 2% RRR. Ngoài ra, PBoC cũng giảm
thêm 0,5% RRR đối với các ngân hàng có khoản vay dành cho doanh nghiệp vừa và
nhỏ.
Đây là đợt cắt giảm RRR thứ hai trong
năm nay nhằm thúc đẩy hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại. Trước đó
vào tháng 2-2015, PBoC đã cắt giảm RRR xuống còn 19,5% đối với các ngân hàng lớn
và 16% đối với các ngân hàng vừa và nhỏ.
Trong tuyên bố đăng trên trang web PBoC,
PBoC cho biết động thái cắt giảm RRR "sẽ tăng cường hơn nữa khả năng của
các thể chế tài chính trong việc hỗ trợ tái cơ cấu".
Với việc cắt giảm 1% RRR, các chuyên gia
phân tích cho rằng hệ thống ngân hàng Trung Quốc có thể bơm ra thị trường từ
1.200-1.500 tỉ nhân dân tệ (196-245 tỉ đô la Mỹ) cao hơn mức hiện hành.
Quyết định trên được đưa ra vài ngày sau
khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới công bố tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) quí 1-2015 giảm xuống còn 7%, từ mức 7,3% trong quí 4-2014. Đây là mức
tăng trưởng trong quí tồi tệ nhất trong 6 năm qua.
Liên quan đến vấn đề về tăng trưởng kinh
tế chậm lại tại Trung Quốc, Tổng giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế IMF Christine
Lagarde mới đây cho biết căn cứ báo cáo của PBoC, IMF nhận định Trung Quốc đang
hướng tới tăng trưởng chất lượng hơn trong bối cảnh nền kinh tế đang được tái
cân bằng từ đầu tư đến tiêu thụ. Định hướng này được chính phủ ủng hộ và thực
thi thận trọng thông qua việc xác định rõ các lĩnh vực có nhiều rủi ro cũng như
quyết tâm xử lý các rủi ro đó.
Phúc Minh
Theo
Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online
2,640
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN