Chính
phủ quyết tâm đạt mức tăng trưởng 6,2%Tại Nghị
quyết phiên họp thường kỳ tháng
1/2015, Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương nỗ lực, phấn đấu năm 2015
đạt mức tăng trưởng GDP 6,2%; đồng thời, chuẩn bị tốt các điều kiện, tổ chức Tết
Nguyên đán Ất Mùi 2015 đầm ấm, vui tươi, an toàn và tiết kiệm.
Cụ thể, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam triển khai các giải pháp
thúc đẩy tăng trưởng tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh ngay từ đầu năm gắn
với kiểm soát và nâng cao chất lượng tín dụng. Bộ Tài chính tăng cường kiểm
tra, thanh tra việc chấp hành các quy định về quản lý giá, đặc biệt đối với những
hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu; thực hiện cải cách thủ tục hành chính
về thuế.
Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Công Thương chỉ
đạo bảo đảm cân đối cung - cầu hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu phục vụ
nhu cầu tiêu dùng dịp Tết, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng hóa, tăng giá
đột biến; phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị
trường, xử lý nghiêm các hành vi buôn bán, sản xuất, vận chuyển hàng lậu, hàng
giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo thực hiện
các biện pháp tổ chức phương tiện giao thông để phục vụ tốt nhu cầu đi lại của
nhân dân trong dịp Tết. Bộ Công an chỉ đạo bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an
toàn xã hội, thực hiện quyết liệt công tác đấu tranh, trấn áp tội phạm...
Phấn
đấu cuối năm 2015 đưa tỷ lệ nợ xấu xuống 3%
Trả lời câu hỏi chất vấn của Đại biểu Quốc
hội Đặng Đình Luyến, Thủ tướng Chính phủ cho biết Chính phủ sẽ chỉ đạo đẩy mạnh
việc xử lý hiệu quả nợ xấu gắn với cơ cấu lại các tổ chức tín dụng nhằm phấn đấu
đến cuối năm 2015 đưa tỷ lệ nợ xấu xuống còn khoảng 3%.
Tạo
môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, minh bạch cho người dân
Trong văn bản trả lời chất vấn Đại biểu
Đỗ Thị Thu Hằng, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai, Thủ tướng Chính phủ nhấn
mạnh trong thời gian tới, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo cải thiện môi trường kinh
doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh, tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị
trường và chủ động đẩy mạnh hội nhập quốc tế. Rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn
bản pháp luật, cơ chế chính sách, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, tạo môi trường đầu
tư kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, minh bạch cho doanh nghiệp và người dân.
Chủ
động hội nhập quốc tế về văn hóa
Chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt
Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2020 là phát
triển những loại hình, mô hình, phương thức hoạt động văn hóa đối ngoại đa dạng,
hiệu quả để giới thiệu các giá trị văn hóa Việt Nam ra thế giới thông qua các
hoạt động văn hóa nghệ thuật và truyền thống phù hợp với từng địa bàn.
Bên cạnh đó, phát triển ngành công nghiệp
văn hóa Việt Nam, xây dựng biểu tượng văn hóa quốc gia và một số thương hiệu sản
phẩm văn hóa quốc gia; Tiến hành xuất khẩu sản phẩm và dịch vụ văn hóa Việt Nam
ra nước ngoài, xây dựng thị phần cho công nghiệp văn hóa Việt Nam trên thị trường
quốc tế; Xây dựng và phát triển một số Liên hoan nghệ thuật quốc tế có thương
hiệu tại Việt Nam, tạo điều kiện cho công chúng Việt Nam được tiếp cận với các
nền văn hóa, nghệ thuật đa dạng của thế giới, khẳng định năng lực tổ chức các sự
kiện quốc tế của Việt Nam, nâng cao vị thế, uy tín đất nước.
Hỗ
trợ các CLB thể thao HSSV hoạt động
Chính phủ đã ban hành Nghị
định quy định về giáo dục thể chất
và hoạt động thể thao trong nhà trường. Theo đó, các tổ chức, cá nhân đóng góp
nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục thể chất và
hoạt động thể thao trong nhà trường được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế,
tín dụng, đất đai, được bảo đảm quyền lợi hợp pháp theo quy định của pháp luật
hiện hành.
Cơ quan quản lý giáo dục các cấp và các
nhà trường có trách nhiệm hỗ trợ, tạo điều kiện cho các câu lạc bộ thể thao,
các hội thể thao học sinh, sinh viên hoạt động, góp phần nâng cao hiệu quả giáo
dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường. Khuyến khích đầu tư các
công trình phục vụ giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong các nhà trường
theo hình thức đối tác công - tư.
Công
điện tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Trưởng
Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vừa có
Công điện về tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại
và hàng giả dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015.
Công điện nêu rõ, các Bộ: Quốc phòng,
Công an, Tài chính, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế,
Giao thông vận tải, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa,
Thể thao và Du lịch và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
tập trung tuần tra, kiểm tra, kiểm soát tại các cửa khẩu, khu vực biên giới,
các chợ đầu mối, nhất là các tuyến biên giới phía Bắc, phía Tây Nam, TP Hà Nội,
TP Hồ Chí Minh để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các đối tượng buôn lậu, vận
chuyển hàng lậu, đặc biệt các mặt hàng có nhu cầu cao trong dịp Tết như thuốc
lá, rượu, bia, bánh kẹo, hoa quả, thực phẩm, gia súc, gia cầm (nhất là gia cầm
từ vùng có dịch cúm); tăng cường kiểm tra, kiểm dịch, đảm bảo chất lượng hàng
hóa và vệ sinh an toàn thực phẩm; Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra công
vụ để ngăn chặn và phát hiện xử lý kịp thời các hành vi tiêu cực, dung túng, tiếp
tay cho các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại...
Không
để lọt tội phạm
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc Trưởng
Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ (138/CP) yêu cầu các cơ quan
Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án phối hợp chặt chẽ trong điều tra, truy tố, xét xử
đảm bảo nghiêm minh, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; chấn chỉnh
công tác tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác tội phạm; kịp thời truy tố, xét xử
những vụ án lớn, được dư luận xã hội quan tâm; tăng cường xét xử lưu động để
răn đe, giáo dục phòng ngừa chung; kiên quyết trấn áp các loại tội phạm không để
tội phạm hoạt động lộng hành...
Phương Nhi
Theo
chinhphu.vn
4,255