
Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong cơ sở khám chữa bệnh từ ngày 23/7/2025 (Hình từ văn bản)
Ngày 23/7/2025, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quyết định 2407/QĐ-BYT về Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
 |
Quyết định 2407/QĐ-BYT |
Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong cơ sở khám chữa bệnh từ ngày 23/7/2025
Theo đó, ban hành kèm theo Quyết định 2407/QĐ-BYT ngày 23/7/2025 là “Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh” thay thế “Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh” ban hành kèm theo Quyết định 2609/QĐ-BYT ngày 20/6/2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Đơn cử, các bác biện pháp phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban hành kèm theo Quyết định 2407/QĐ-BYT ngày 23/7/2025 như sau:
(1) Phát hiện sớm và cách ly kịp thời.
- Sàng lọc triệu chứng hô hấp và yếu tố dịch tễ tại phòng khám truyền nhiễm hoặc khu tiếp đón của khoa Cấp cứu.
- Trường hợp nhẹ, không biến chứng, không có bệnh nền: hướng dẫn điều trị và cách ly tại nhà hoặc trạm y tế.
- Nếu phát hiện người nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19 tại khoa lâm sàng: chuyển người bệnh vào buồng cách ly tạm thời của khoa để điều trị, tránh lây nhiễm cho người khác.
- Chỉ định xét nghiệm nhanh hoặc RT-PCR đối với người bệnh có suy hô hấp cấp tiến triển chưa rõ nguyên nhân hoặc người có triệu chứng nghi nhiễm COVID-19 kèm theo bệnh lý nền thuộc nhóm nguy cơ cao diễn biến nặng.
(2) Phòng ngừa theo nguy cơ lây truyền và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân (PPE)
- Áp dụng các biện pháp phòng ngừa và lựa chọn phương tiện phòng hộ cá nhân (PPE) phù hợp theo mức độ nguy cơ lây truyền, bảo đảm nguyên tắc: an toàn – đúng mức nguy cơ – đúng quy trình kỹ thuật, cụ thể như sau:
- Phòng ngừa chuẩn: Áp dụng cho người bệnh có nguy cơ lây nhiễm thấp, không thực hiện các thủ thuật tạo khí dung. Nhân viên y tế mang khẩu trang y tế và găng tay khi tiếp xúc với máu, dịch tiết cơ thể hoặc bề mặt có nguy cơ ô nhiễm.
- Phòng ngừa tăng cường theo đường lây truyền (giọt bắn, không khí, tiếp xúc): Áp dụng đối với người bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao, đặc biệt khi thực hiện các thủ thuật tạo khí dung (như hút đờm, thở máy, nội soi hô hấp…). Nhân viên y tế sử dụng khẩu trang N95 (hoặc tương đương), kính bảo hộ hoặc mặt nạ chắn giọt bắn, áo choàng, găng tay.
- Khuyến khích người bệnh và người nhà người bệnh mang khẩu trang trong thời gian có mặt tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Tuân thủ nghiêm quy trình sử dụng, tháo bỏ và xử lý PPE đúng kỹ thuật và đúng nơi quy định, nhằm ngăn ngừa lây nhiễm chéo và hạn chế ô nhiễm môi trường.
(3) Bảo đảm thông khí tại khu vực khám và điều trị người bệnh
- Buồng khám và điều trị người mắc hoặc nghi mắc COVID-19 bảo đảm thông khí tự nhiên hoặc cơ học, tối thiểu 12 lần trao đổi khí/giờ. Nếu không có hệ thống thông khí cơ học, cần mở cửa sổ, cửa ra vào để tăng cường thông khí tự nhiên.
- Luồng khí thải từ các buồng này phải được dẫn ra khu vực thông thoáng, ít người qua lại, hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm.
- Tăng cường thông khí tại các khu vực nguy cơ cao như khoa cấp cứu, phòng thủ thuật, khu vực điều trị người bệnh hô hấp….
(4) Tăng cường vệ sinh tay
- Thực hiện theo Hướng dẫn vệ sinh tay trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại Quyết định 3916/QĐ-BYT ngày 28/8/2017.
- Trang bị đầy đủ dung dịch sát khuẩn tay nhanh tại khu vực khám bệnh, buồng bệnh, khu vực công cộng.
- Tăng cường giám sát, nhắc nhở nhân viên y tế, người bệnh và khách thăm thực hiện vệ sinh tay đúng quy định.
(5) Vệ sinh, khử khuẩn môi trường
- Thực hiện theo Hướng dẫn vệ sinh môi trường bề mặt trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại Quyết định 3916/QĐ-BYT ngày 28/8/2017 của Bộ Y tế về việc phê duyệt các hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám chữa bệnh.
- Tăng cường giám sát việc thực hiện vệ sinh, khử khuẩn tại khu vực có nguy cơ cao và bề mặt tiếp xúc thường xuyên.
(6) Phòng ngừa với người bệnh có nguy cơ cao
Người bệnh có bệnh nền nặng, suy giảm miễn dịch, đang điều trị ung thư, lọc máu...: Điều trị tại khu riêng biệt (nếu có); hạn chế tiếp xúc, di chuyển; tuân thủ nghiêm ngặt về vệ sinh tay, hô hấp, sử dụng khẩu trang và vệ sinh cá nhân.
(7) Đào tạo và giám sát tuân thủ kiểm soát nhiễm khuẩn
- Đào tạo định kỳ hằng năm cho nhân viên y tế và sinh viên thực tập.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn; kịp thời chấn chỉnh và khắc phục hạn chế sau giám sát.
Xem thêm tại Quyết định 2407/QĐ-BYT có hiệu lực từ ngày 23/7/2025.
54
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN