
Từ 01/01/2026, chính thức công nhận tài sản số trên cả nước Việt Nam? Bitcoin, Litecoin… có là tài sản số? (Hình ảnh từ Internet)
Ngày 14/6/2025, Quốc hội thông qua Luật Công nghiệp Công nghệ số 2025.
Từ 01/01/2026, chính thức công nhận tài sản số trên cả nước Việt Nam? Bitcoin, Litecoin… có là tài sản số?
Từ 01/01/2026 chính thức công nhận pháp lý về tài sản số trên cả nước Việt Nam.
Cụ thể, tại Điều 46 Luật Công nghiệp Công nghệ số 2025 thì tài sản số là tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo lập, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử.
* Phân loại tài sản số
- Tài sản số được phân loại theo một hoặc một số tiêu chí sau:
+ Mục đích sử dụng;
+ Công nghệ;
+ Tiêu chí khác.
- Tài sản số bao gồm:
+ Tài sản ảo trên môi trường điện tử là một loại tài sản số có thể được dùng cho mục đích trao đổi hoặc đầu tư. Tài sản ảo không bao gồm chứng khoán, các dạng số của tiền pháp định và tài sản tài chính khác theo quy định của pháp luật về dân sự; tài chính;
+ Tài sản mã hóa là một loại tài sản số sử dụng công nghệ mã hóa hoặc công nghệ số có chức năng tương tự để xác thực đối với tài sản trong quá trình tạo lập, phát hành, lưu trữ, chuyển giao. Tài sản mã hóa không bao gồm chứng khoán, các dạng số của tiền pháp định và tài sản tài chính khác theo quy định của pháp luật về dân sự; tài chính;
+ Tài sản số khác.
* Quản lý tài sản số
- Nội dung quản lý tài sản số:
+ Việc tạo lập, phát hành, lưu trữ, chuyển giao, xác lập quyền sở hữu tài sản số;
+ Quyền, nghĩa vụ của các bên đối với hoạt động có liên quan đến tài sản số;
+ Biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh mạng; phòng, chống rửa tiền; phòng, chống tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt;
+ Thanh tra, kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật;
+ Điều kiện kinh doanh đối với cung cấp dịch vụ tài sản mã hóa;
+ Nội dung quản lý khác.
- Thẩm quyền, nội dung quản lý tài sản số như trên; phân loại tài sản số theo tiêu chí khác và các loại tài sản số khác được thực hiện theo quy định của Chính phủ phù hợp với thực tiễn, yêu cầu quản lý trong ngành, lĩnh vực.
Như vậy, Luật Công nghiệp Công nghệ số 2025 chỉ luật hoá được khái niệm “tài sản số”; nhưng tài sản số theo luật này sẽ không bao gồm “chứng khoán, các dạng số của tiền pháp định và tài sản tài chính khác theo quy định của pháp luật về dân sự, tài chính”; khái niệm “tài sản số khác” theo quy định của Luật có thể hiểu như là một quy định mở nhằm phòng ngừa cho những loại tài sản số khác mà chưa thể xác định trước.
Tuy nhiên, việc quy định tài sản số không bao gồm “chứng khoán, các dạng số của tiền pháp định và tài sản tài chính khác theo quy định của pháp luật về dân sự, tài chính”. Cụ thể, tại Công văn 5747/NHNN-PC ngày 21/7/2017 trả lời kiến nghị về việc thiết kế trung tâm máy tính Bitcoin, Litecoin và các loại tiền ảo, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) lý giải:
“Tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Việc phát hành, cung ứng và sử dụng tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng (phương tiện thanh toán không hợp pháp) làm tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm”.
Như vậy, có thể hiểu theo quy định của Luật Công nghiệp Công nghệ số 2025 về tài sản ảo thì tiền ảo, tiền mã hóa vẫn chưa được thừa nhận là có thể sử dụng cho mục đích thanh toán.
Tuy nhiên, tại điểm a khoản 2 Điều 47 Luật Công nghiệp Công nghệ số 2025 cũng quy định việc tài sản ảo được dùng cho mục đích trao đổi hoặc đầu tư.
Theo đó, khung pháp lý này cho thấy trong tương lai sẽ chính thức có quy định pháp lý về tài sản số trên nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều này có nghĩa nước Việt Nam chính thức công nhận về tài sản số, có khung pháp lý, phân loại và quản lý theo luật định.
Xem thêm Luật Công nghiệp Công nghệ số 2025 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2026
24
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN