
Thống nhất hướng xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách nhà nước từ năm ngân sách 2026 (Hình ảnh từ Internet)
Ngày 25/6/2025, Quốc hội đã thông qua Luật Ngân sách nhà nước 2025.
 |
Luật Ngân sách Nhà nước 2025 |
Thống nhất hướng xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách nhà nước từ năm ngân sách 2026
Cụ thể, tại Điều 60 Luật Ngân sách Nhà nước hướng dẫn xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách nhà nước như sau:
- Trường hợp quỹ ngân sách trung ương thiếu hụt tạm thời thì được tạm ứng từ quỹ dự trữ tài chính trung ương, ngân quỹ nhà nước và các nguồn tài chính hợp pháp khác để xử lý; nếu quỹ dự trữ tài chính, ngân quỹ nhà nước và các nguồn tài chính hợp pháp khác không đáp ứng được thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tạm ứng cho ngân sách trung ương theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Việc tạm ứng từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải được hoàn trả trong năm ngân sách, trừ trường hợp đặc biệt do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.
- Trường hợp quỹ ngân sách cấp tỉnh thiếu hụt tạm thời chưa đáp ứng được nhu cầu chỉ theo dự toán thì được tạm ứng từ quỹ dự trữ tài chính địa phương, quỹ dự trữ tài chính trung ương, ngân sách trung ương, các nguồn tài chính hợp pháp khác để xử lý và phải hoàn trả trong vòng 12 tháng kể từ ngày tạm ứng.
- Trường hợp quỹ ngân sách cấp xã thiếu hụt tạm thời chưa đáp ứng được nhu cầu chi theo dự toán thì được tạm ứng từ quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh, ngân sách cấp tỉnh, các nguồn tài chính hợp pháp khác để xử lý và phải hoàn trả trong vòng 12 tháng kể từ ngày tạm ứng.
Hướng dẫn xác định số bổ sung cân đối ngân sách 2026
Căn cứ Điều 42 Luật Ngân sách Nhà nước 2025 hướng dẫn xác định số bổ sung cân đối ngân sách như sau:
- Ngân sách địa phương được sử dụng nguồn thu được hưởng 100%, số thu được phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân chia và số bồ sung cân đối từ ngân sách cấp trên để cân đối thu, chi ngân sách cấp mình thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh được giao.
- Số bổ sung cân đối được xác định trên cơ sở:
+ Tính toán các nguồn thu, nhiệm vụ chi quy định tại các điều 36, 38 và 39 Luật Ngân sách Nhà nước 2025 theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác thuộc ngân sách; nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ ngân sách và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách theo các tiêu chí về dân số, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng; chú ý tới vùng căn cứ cách mạng, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống và vùng khó khăn, vùng đặc biệt khó khăn, vùng có diện tích đất trồng lúa nước lớn, vùng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, vùng kinh tế trọng điểm;
+ Các khoản thu phí, lệ phí ngoài Danh mục phí, lệ phí được quy định tại Luật Phí và lệ phí quy định tại điểm e khoản 9 Điều 31 Luật Ngân sách Nhà nước 2025, thu tiền sử dụng đất ngân sách địa phương được hưởng theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 36 Luật Ngân sách Nhà nước 2025 và thu từ hoạt động xổ số theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 38 của Luật này không dùng để xác định số bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương.
Xem thêm Luật Ngân sách nhà nước 2025 có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2026, trừ một số nội dung quy định tại Luật Ngân sách nhà nước 2025 được thực hiện từ ngày 01/7/2025 bao gồm:
- Việc phân cấp nhiệm vụ chi giữa ngân sách cấp tỉnh với ngân sách cấp xã đối với lĩnh vực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số;
- Việc tổng hợp, lập dự toán ngân sách nhà nước đối với lĩnh vực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Tổ chức chi ngân sách nhà nước đối với lĩnh vực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số theo quy định tại khoản 4 Điều 58 Luật Ngân sách nhà nước 2025, đơn vị sử dụng ngân sách gửi đề nghị chi đến Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch (giấy rút dự toán/ủy nhiệm chi) để thực hiện thanh toán khi khoản chi có trong dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao;
- Tạm cấp ngân sách theo quy định tại Điều 53 Luật Ngân sách nhà nước 2025.
16
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN