
Hướng dẫn nộp, thụ lý hồ sơ và trả kết quả giải quyết các việc về quốc tịch 2025 (Hình ảnh từ Internet)
Ngày 01/7/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 191/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam.
Hướng dẫn nộp, thụ lý hồ sơ và trả kết quả giải quyết các việc về quốc tịch 2025
Cụ thể, căn cứ Điều 5 Nghị định 191/2025/NĐ-CP quy định về cách thức nộp, thụ lý hồ sơ và trả kết quả giải quyết các việc về quốc tịch như sau:
- Người xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam hoặc giải quyết các việc khác về quốc tịch có thể nộp hồ sơ trực tuyến, trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính đến cơ quan có thẩm quyền thụ lý hồ sơ theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam và Nghị định 191/2025/NĐ-CP, không ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải trực tiếp nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp hoặc cơ quan đại diện, nơi người đó cư trú, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 191/2025/NĐ-CP.
Trường hợp người xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam hoặc giải quyết các việc khác về quốc tịch cư trú tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ không có cơ quan đại diện thì nộp hồ sơ tại cơ quan đại diện kiêm nhiệm hoặc cơ quan đại diện thuận tiện nhất.
- Yêu cầu giải quyết các việc về quốc tịch cho người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi do người đại diện theo pháp luật của người đó thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
- Trường hợp pháp luật quy định giấy tờ phải nộp là bản sao thì người yêu cầu giải quyết các việc về quốc tịch có thể nộp giấy tờ là bản chụp từ bản chính; bản sao được chứng thực từ bản chính; bản sao được cấp từ sổ gốc; bản điện tử các giấy tờ này; giấy tờ được tích hợp, hiển thị trên Ứng dụng định danh điện tử (VNeID). Nếu nộp bản chụp từ bản chính thì phải có bản chính để đối chiếu; người thụ lý hồ sơ kiểm tra, đối chiếu bản sao với bản chính và ký xác nhận đã đối chiếu.
Trường hợp người yêu cầu nộp hồ sơ trực tuyến thì thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định 191/2025/NĐ-CP. Trường hợp hồ sơ được gửi qua dịch vụ bưu chính thì các giấy tờ trong hồ sơ phải được chứng thực từ bản chính hoặc được cấp từ số gốc; Đơn, Tờ khai, Bản khai lý lịch phải được chứng thực chữ ký theo quy định của pháp luật.
- Người thụ lý hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa chính xác theo quy định thì phải hướng dẫn ngay người yêu cầu giải quyết các việc về quốc tịch bổ sung, hoàn thiện hồ sơ và nêu rõ lý do theo mẫu Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ; trường hợp hồ sơ đầy đủ, chính xác theo quy định thì tiếp nhận hồ sơ và ghi vào Sổ thụ lý.
- Cơ quan thụ lý hồ sơ lập danh mục đầy đủ các giấy tờ trong từng hồ sơ, kèm danh sách những người yêu cầu giải quyết các việc về quốc tịch theo mẫu quy định.
Đối với hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam, cơ quan thụ lý hồ sơ có trách nhiệm phân loại thành hồ sơ được miễn xác minh về nhân thân theo quy định tại Điều 30 Luật Quốc tịch Việt Nam và hồ sơ phải xác minh về nhân thần.
Trường hợp được miễn xác minh về nhân thân thì thời hạn sử dụng của giấy tờ bảo đảm cho nhập quốc tịch nước ngoài phải còn ít nhất là 120 ngày, kể từ ngày thụ lý hồ sơ; trường hợp phải xác minh về nhân thân thì thời hạn sử dụng phải còn ít nhất là 150 ngày, kể từ ngày thụ lý hồ sơ.
- Kết quả giải quyết các việc về quốc tịch được trả trực tiếp, trực tuyến hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính cho người yêu cầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 5 Nghị định 191/2025/NĐ-CP.
- Việc trạo Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam được thực hiện theo quy định tại Điều 16 Nghị định 191/2025/NĐ-CP.
Xem thêm Nghị định 191/2025/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025.
Nghị định 16/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam và Điều 4 Nghị định 07/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định trong lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực hết hiệu lực kể từ ngày 01/7/2025.
13
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN