
Thẩm quyền xử phạt hành chính của cơ quan Thuế mới nhất theo Nghị định 189/2025 (Hình từ Internet)
Chính phủ ban hành Nghị định 189/2025/NĐ-CP ngày 01/7/2025 hướng dẫn Luật Xử lý vi phạm hành chính về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.
Thẩm quyền xử phạt hành chính của cơ quan Thuế mới nhất theo Nghị định 189/2025
Theo Điều 13 Nghị định 189/2025/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử phạt hành chính của cơ quan Thuế đối với hành vi khai sai dẫn đến thiểu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn; trốn thuế; vi phạm của ngân hàng thương mại trong việc không thực hiện trách nhiệm trích chuyển tiền từ tài khoản của người nộp thuế vào tài khoản của ngân sách nhà nước đối với số tiền thuế nợ phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế được thực hiện theo quy định của Luật Quản lý thuế 2019 được sửa đổi, bổ sung 2024. Đối với hành vi vi phạm hành chính khác, thẩm quyền xử phạt của cơ quan Thuế được quy định như sau:
(1) Công chức Thuế đang thi hành công vụ có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 10% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính;
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 13 Nghị định 189/2025/NĐ-CP.
(2) Trưởng Thuế cơ sở có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính;
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 13 Nghị định 189/2025/NĐ-CP;
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, e, i và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
(3) Chi cục trưởng Chi cục Thuế; Trưởng Thuế tỉnh, thành phố có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 80% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính;
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
(4) Cục trưởng Cục Thuế có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực thuế quy định tại Điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính;
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Thẩm quyền xử phạt hành chính của Hải quan
Theo Điều 11 Nghị định 189/2025/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử phạt hành chính của Hải quan đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu; trốn thuế; vi phạm của ngân hàng thương mại trong việc không thực hiện trách nhiệm trích chuyển tiền từ tài khoản của người nộp thuế vào tài khoản của ngân sách nhà nước đối với số tiền thuế nợ phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế được thực hiện theo quy định của Luật Quản lý thuế 2019 được sửa đổi, bổ sung 2024. Đối với hành vi vi phạm hành chính khác, thẩm quyền xử phạt của Hải quan được quy định như sau:
(1) Công chức Hải quan đang thi hành công vụ có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 5% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính;
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 Nghị định 189/2025/NĐ-CP.
(2) Đội trưởng Hải quan cửa khẩu/ngoài cửa khẩu, Đội trưởng Đội Phúc tập và Kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội Thông quan, Đội trưởng Đội Kiểm soát hải quan thuộc Chi cục Hải quan khu vực, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu thuộc Chi cục Điều tra chống buôn lậu; Đội trưởng Đội Kiểm tra sau thông quan khu vực thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 30% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính;
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 11 Nghị định 189/2025/NĐ-CP;
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
(3) Chi cục trưởng Chi cục Điều tra chống buôn lậu, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính;
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
(4) Cục trưởng Cục Hải quan có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính;
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Xem thêm tại Nghị định 189/2025/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025.
58
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN