Thông tin về Nghị định đánh giá xếp loại chất lượng công chức, đánh giá bằng KPI

Bài viết sau đây sẽ cung cấp thêm các thông tin liên quan đến Nghị định đánh giá xếp loại chất lượng công chức, đánh giá bằng KPI.

Thông tin về Nghị định đánh giá xếp loại chất lượng công chức, đánh giá bằng KPI

Thông tin về Nghị định đánh giá xếp loại chất lượng công chức, đánh giá bằng KPI (Hình từ Internet)

Thông tin về Nghị định đánh giá xếp loại chất lượng công chức, đánh giá bằng KPI

Theo đó, Nghị định đánh giá xếp loại chất lượng công chức, đánh giá bằng KPI hiện tại vẫn đang còn là dự thảo. Cụ thể dự thảo Nghị định đánh giá xếp loại chất lượng công chức do Bộ Nội vụ soạn thảo đang gửi lấy ý kiến kèm theo biểu mẫu phiếu theo dõi, đánh giá công chức, phiếu xếp loại công chức và Hướng dẫn các bước lập danh mục, sản phẩm công việc, xác định sản phẩm/công việc chuẩn và quy đổi nhiệm vụ được giao ra sản phẩm/công việc chuẩn.

Một trong các điểm nổi bật của dự thảo Nghị định đánh giá xếp loại chất lượng công chức là:

(1) Bảng KPI buộc lượng hoá kết quả đầu ra

Mẫu phiếu đánh giá nêu sáu chỉ tiêu bắt buộc, trong đó ba chỉ tiêu "cứng" áp dụng cho mọi công chức: tỷ lệ hoàn thành về số lượng, chất lượng và tiến độ - đều đặt ngưỡng 100%.

Với người giữ chức vụ lãnh đạo, thêm ba chỉ tiêu: Kết quả lĩnh vực phụ trách, khả năng tổ chức triển khai nhiệm vụ và năng lực đoàn kết đội ngũ.

Điểm KPI được tính theo công thức tại Điều 12 dự thảo rồi cộng vào ba nhóm tiêu chí trên để cho ra điểm tháng; bình quân năm quyết định mức "hoàn thành xuất sắc", "hoàn thành tốt", "hoàn thành" hoặc "không hoàn thành nhiệm vụ".

(2) Ba nhóm tiêu chí đánh giá xếp loại chất lượng công chức

Mỗi nhóm gắn số điểm cố định:

Nhóm I (30 điểm) đo phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và ý thức kỷ luật. Các chỉ dấu cụ thể gồm: Không tham ô, tham nhũng; đoàn kết nội bộ; thực hiện văn hóa công vụ; kê khai tài sản, thu nhập trung thực; chấp hành phân công và quy định của cơ quan. Điểm số ở nhóm này phản ánh mức độ liêm chính và thái độ phục vụ của người giữ chức vụ công.

Nhóm II (30 điểm) chấm năng lực chuyên môn và trách nhiệm thực thi nhiệm vụ. Dự thảo yêu cầu công chức sở hữu kiến thức chuyên sâu, thường xuyên cập nhật cái mới, làm việc độc lập, ứng dụng công nghệ, chủ động đề xuất sáng kiến trong phạm vi chuyên môn. Phiếu đánh giá còn đo mức hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với các vị trí thường xuyên tiếp xúc.

Nhóm III (40 điểm) hướng tới năng lực đổi mới và tinh thần tiên phong. Công chức phải có sản phẩm, giải pháp đột phá; sẵn sàng nhận việc khó, phức tạp; chịu trách nhiệm đến cùng về kết quả; chủ động quyết định trong thẩm quyền và tiên phong thực hiện nhiệm vụ mới. Đây là nhóm điểm "nặng" nhất, chiếm 40% tổng thang, nhằm khuyến khích tư duy dám nghĩ - dám làm.

Hướng dẫn sử dụng kết quả theo dõi, đánh giá, xếp loại chất lượng công chức

Việc sử dụng kết quả theo dõi, đánh giá, xếp loại chất lượng công chức được thực hiện theo quy định tại Điều 27 Luật Cán bộ công chức 2025 như sau:

- Căn cứ kết quả theo dõi, đánh giá, xếp loại chất lượng, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, quyết định:

+ Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại hoặc bố trí vào vị trí việc làm cao hơn; thực hiện chế độ tiền lương, chế độ, chính sách khác theo quy định của pháp luật và quy định của cấp có thẩm quyền;

+ Thực hiện khen thưởng, chế độ thu nhập tăng thêm, tiền thưởng theo quy định;

+ Xem xét, bố trí vào vị trí việc làm thấp hơn hoặc cho thôi việc đối với trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ hoặc không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Trên đây là nội dung về ” Thông tin về Nghị định đánh giá xếp loại chất lượng công chức, đánh giá bằng KPI”

301

tin noi bat
Tin mới
Các tin khác