Bộ Công an xin rút dự án luật Biểu tình khỏi chương trình làm luật năm 2015 do "nhạy cảm, phức tạp" nhưng Thủ tướng yêu cầu phải có đủ cơ sở, lý lẽ thuyết phục.
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 30/12, một số ý kiến
đề xuất rút dự án luật Biểu tình ra khỏi chương trình xây dựng luật và pháp lệnh
khóa 13 và chương trình năm 2015. Cơ quan soạn thảo, Bộ Công an, lấy lý do rằng
biểu tình là một vấn đề nhạy cảm, phức tạp nên cần có thêm thời gian để khảo
sát, tham khảo kinh nghiệm quốc tế.

Thủ
tướng: Hiến pháp quy định người dân có quyền biểu tình. Ảnh: VGP
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, sau khi nghe các ý kiến thảo
luận, vẫn đề nghị Bộ Công an tập trung hoàn thiện để trình Quốc hội theo đúng
chương trình. Cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu kỹ và chỉ xin lùi thời điểm
trình dự án luật bởi việc xây dựng luật này đã được Bộ Chính trị và Quốc hội
quyết định, muốn rút phải có đủ lý lẽ thuyết phục, có đủ cơ sở...
Thủ tướng nêu rõ: Hiến pháp quy định người dân có quyền
biểu tình, đồng thời cũng quy định việc hạn chế quyền của người dân phải do luật
định, nhưng hiện mới có nghị định của Chính phủ quy định.
Theo nghị quyết trước đó của Chính phủ, dự kiến dự án luật
Biểu tình phải được trình Chính phủ xem xét trong quý I/2015 trước khi trình Quốc
hội. Dự án này cũng từng được đưa ra khỏi chương trình làm luật năm 2015 trước
khi được đưa trở lại sau khi đa số ĐBQH quyết liệt yêu cầu.
Trong phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật, Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng cũng nhấn mạnh yêu cầu "những cái đã có trong chương trình,
phải tập trung hoàn thiện để trình Quốc hội theo đúng yêu cầu về thời gian quy
định; hết sức cố gắng để không có điều luật nào mà tính khả thi không
cao".
"Khi xây dựng các dự án luật, pháp lệnh phải nghiên
cứu, đánh giá cho kỹ về các tác động xã hội; khi đã được đưa vào chương trình
phải hạn chế thấp nhất việc xin rút, xin lùi”, Thủ tướng nói.
PV
Theo
Vietnamnet
4,197
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN