
Quy định về bảo lãnh thuế điện tử với hàng hóa xuất nhập khẩu từ ngày 07/8/2025 (hình ảnh từ Internet)
Ngày 24/6/2025, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 51/2025/TT-BTC Quy định thủ tục về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
 |
Thông tư 51/2025/TT-BTC |
Quy định về bảo lãnh thuế điện tử với hàng hóa xuất nhập khẩu từ ngày 07/8/2025
Căn cứ Điều 12 Thông tư 51/2025/TT-BTC quy định về bảo lãnh thuế điện tử với hàng hóa xuất nhập khẩu như sau:
- Bảo lãnh khoản nộp ngân sách nhà nước đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện theo quy định của Luật Quản lý thuế, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Khi phát hành bảo lãnh thuế điện tử, ngân hàng phối hợp thu thực hiện:
+ Chuyển thông tin thư bảo lãnh thuế điện tử qua Cổng thanh toán điện tử hải quan. Trường hợp thông tin thư bảo lãnh thuế điện tử truyền không phù hợp (về mã số thuế, số tờ khai hoặc số hóa đơn và/hoặc số vận đơn, số hiệu và ký hiệu bảo lãnh thuế, mã ngân hàng phối hợp thu cấp thư bảo lãnh thuế), hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan từ chối cập nhật thông tin bảo lãnh thuế;
+ Cấp cho người nộp thuế thư bảo lãnh thuế điện tử đảm bảo đầy đủ thông tin để người nộp thuế khai tờ khai hải quan.
- Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan kiểm tra thông tin bảo lãnh điện tử do ngân hàng phối hợp thu chuyển qua Cổng thanh toán điện tử hải quan với thông tin thư bảo lãnh do người nộp thuế khai báo trên tờ khai hải quan.
+ Trường hợp thông tin phù hợp (về mã số thuế, số tờ khai hoặc số hóa đơn và/hoặc số vận đơn, số hiệu và ký hiệu bảo lãnh thuế, mã ngân hàng phối hợp thu cấp thư bảo lãnh thuế), hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan tự động xác nhận thực hiện nghĩa vụ thuế bằng sử dụng bảo lãnh;
+ Trường hợp thông tin không phù hợp, hệ thống không xác nhận thực hiện nghĩa vụ thuế bằng sử dụng bảo lãnh và phản hồi lý do cho người nộp thuế.
- Ngân hàng phối hợp thu theo dõi tình hình sử dụng bảo lãnh thuế điện tử trên Cổng thanh toán điện tử hải quan.
- Trường hợp ngân hàng phát hành bảo lãnh đề nghị dừng sử dụng bảo lãnh chung (hủy ngang), cơ quan hải quan thực hiện dừng ngay việc sử dụng bảo lãnh chung đó trên hệ thống khi nhận được văn bản đề nghị và thông báo cho ngân hàng về việc tiếp nhận văn bản đề nghị và thời gian cơ quan hải quan dừng sử dụng bảo lãnh.
Cơ quan hải quan thông báo với ngân hàng chính thức chấp thuận dừng bảo lãnh chung sau khi tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt (nếu có) của các tờ khai đã sử dụng bảo lãnh chung đó được nộp đủ vào ngân sách nhà nước.
- Ngân hàng chưa phối hợp thu nơi thực hiện bảo lãnh khoản nộp ngân sách nhà nước đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Xem thêm Thông tư 51/2025/TT-BTC có hiệu lực kể từ ngày 07/8/2025.
Tổ chức đã tham gia phối hợp thu với cơ quan hải quan trước thời điểm Thông tư 51/2025/TT-BTC có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện phối hợp thu với cơ quan hải quan.
Theo đó, bãi bỏ khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 2; Điều 6; Điều 7; khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 17; khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 18; khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 19; Điều 22; Điều 25; Điều 26 và Điều 27 Thông tư 184/2015/TT-BTC.
29
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN