
Đã có Thông tư 51/2025/TT-BTC giao dịch điện tử về thuế với hàng hóa xuất nhập khẩu từ 07/8/2025 (Hình từ văn bản)
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 51/2025/TT-BTC ngày 24/6/2025 quy định thủ tục về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
Đã có Thông tư 51/2025/TT-BTC giao dịch điện tử về thuế với hàng hóa xuất nhập khẩu từ 07/8/2025
Về phạm vi điều chỉnh của Thông tư 51/2025/TT-BTC như sau:
- Thông tư 51/2025/TT-BTC quy định thủ tục về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế
đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh bao gồm:
+ Thủ tục thu, nộp ngân sách nhà nước bằng phương thức điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh do cơ quan hải quan quản lý theo quy định của pháp luật;
+ Thủ tục bảo lãnh khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bằng phương thức điện tử.
- Các thủ tục giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh không thuộc quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 51/2025/TT-BTC, được thực hiện theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý thuế, pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và pháp luật khác có liên quan.
Nguyên tắc giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh như sau:
- Người nộp thuế thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế quy định tại Thông tư 51/2025/TT-BTC phải có khả năng truy cập và sử dụng mạng Internet, có địa chỉ thư điện tử và có chữ ký số theo quy định tại Điều 6 Thông tư 51/2025/TT-BTC.
- Người nộp thuế lựa chọn một trong các phương thức sau để thực hiện nộp thuế điện tử:
+ Cổng thanh toán điện tử hải quan/phần mềm, công cụ hỗ trợ do cơ quan hải quan cung cấp thông qua Cổng thanh toán điện tử hải quan;
+ Dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
- Người nộp thuế lựa chọn bảo lãnh thuế điện tử của ngân hàng thì thực hiện theo hướng dẫn của ngân hàng.
- Người nộp thuế lựa chọn một trong các phương thức sau để lập chứng từ nộp ngân sách nhà nước
+ Người nộp thuế truy cập Cổng thanh toán điện tử hải quan hoặc phần mềm, công cụ hỗ trợ do cơ quan hải quan cung cấp;
+ Người nộp thuế truy cập vào ứng dụng thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
- Cơ quan hải quan xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống tiếp nhận và xử lý dữ liệu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh bảo đảm an ninh, an toàn, bảo mật và liên tục.
Tổ chức, cá nhân khi tham gia trao đổi thông tin về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế phải giữ bí mật thông tin người nộp thuế theo quy định tại Điều 99 Luật Quản lý thuế 2019.
Xem thêm tại Thông tư 51/2025/TT-BTC có hiệu lực kể từ ngày 07/8/2025.
Tổ chức đã tham gia phối hợp thu với cơ quan hải quan trước thời điểm Thông tư 51/2025/TT-BTC có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện phối hợp thu với cơ quan hải quan.
Trong quá trình thực hiện, trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được viện dẫn tại Thông tư 51/2025/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì áp dụng theo văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.
159
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN