Ngày 23/12, ông Lê Văn Khảm, Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế (Bộ Y tế) cho biết, theo quy định trong luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sẽ áp dụng từ năm 2015, khi bệnh nhân đi khám vượt tuyến trung ương, quỹ BHYT sẽ thanh toán 40% chi phí thay vì 30% như hiện nay nhưng chỉ với điều trị nội trú.

Khám kê đơn (ngoại trú) sẽ không được chi trả. Khi bệnh nhân vượt
tuyến tỉnh, mức hưởng sẽ là 60% chi phí nhưng cũng chỉ áp dụng với điều trị nội
trú. Từ 1/1/2021 sẽ nâng lên là 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả
nước. Ở tuyến huyện, mức hưởng trong năm 2015 là 70% chi phí khám, chữa bệnh.
Từ 1/1/2016 nâng lên 100% chi phí trong cùng địa bàn tỉnh.
Ngoài ra, từ 1/1/2016, Bộ Y tế sẽ mở thông
tuyến khám, chữa bệnh. Theo đó, khi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại tuyến xã
hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám, chữa tại
tất cả các đơn vị tương đương trong tuyến cùng địa bàn tỉnh.
Luật BHYT sửa đổi lần này cũng quy định tham gia BHYT là bắt buộc.
Khi mua BHYT theo hộ gia đình, người dân sẽ
được giảm trừ mức đóng. Người thứ nhất đóng mức 4,5% lương cơ sở (hơn 600.000
đồng một năm), người thứ hai, ba, tư lần lượt sẽ bằng 70, 60, 50% mức đóng của
người thứ nhất. Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức người thứ nhất đã
đóng.
Luật BHYT sửa đổi lần này cũng bỏ quy định
cùng chi trả 5% với người nghèo, người dân tộc thiểu số đang sinh sống ở vùng
có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Bỏ quy định cùng chi trả 20% với thân
nhân người có công với cách mạng là cha, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sĩ,
người có công nuôi dưỡng liệt sĩ. Giảm mức đồng chi trả từ 20% xuống 5% với
thân nhân khác của người có công và hộ cận nghèo.
Thái
Hà
Theo
Tiền phong
27,672
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN