
Một
chiếc taxi Uber bị lực lượng chức năng xử lý
Không 3G vẫn sử dụng được
Theo thông tin của Sở Khoa học & Công nghệ TP HCM, LiveTaxi
thực chất là đề tài “Nghiên cứu, chế tạo, lắp đặt và thử nghiệm thiết bị GPS
tích hợp taximet có thiết bị in tự động chứng từ để xác định lộ trình”.
Ông Đoàn Lê Minh, Giám đốc điều hành Công ty CPĐT& PT Công
nghệ Huy Hoàng cho biết: “LiveTaxi sẽ có các tính năng không thua kém gì Uber
như: Xác định vị trí xe theo thời gian thực để người dùng chọn xe gần nhất;
Kiểm soát hành trình, tự tính tiền tránh gian lận; Xác định cước phí qua email,
SMS làm căn cứ giải quyết tranh chấp; Có dữ liệu để hãng xe quản lý tối ưu.
Thậm chí, LiveTaxi còn có ưu điểm hơn Uber vì ứng dụng mới này còn cung cấp
giao diện điều hành cho các công ty taxi nhằm quản lý các đầu xe, kiểm soát
hành trình”, ông Minh nhấn mạnh.
Theo ông Minh, về công nghệ phần mềm cơ bản LiveTaxi giống với
Uber, thậm chí LiveTaxi còn tiện ích hơn Uber ở điểm có thể liên kết với khách
hàng ngay cả khi điện thoại smartphone ở chế độ offline, nghĩa là không có 3G
vẫn sử dụng được. Khi đó, thông tin về hành trình, tài xế, cước phí… sẽ chuyển
sang chế độ tin nhắn SMS gửi đến khách hàng.
So với Uber, LiveTaxi là ứng dụng quản lý các công ty taxi có đăng
ký kinh doanh và được sự kiểm duyệt, quản lý của Nhà nước, mang lại nhiều tiện
ích cho người tiêu dùng cũng như nhà quản lý. Những người không có điện thoại
smartphone phải gọi taxi theo cách truyền thống. Tuy nhiên, họ vẫn được hưởng
dịch vụ của LiveTaxi khi kết thúc hành trình vì hệ thống sẽ gửi tin nhắn xác
nhận hóa đơn, chuyến đi để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng.

Một
chiếc taxi Uber bị lực lượng chức năng xử lý
“Đại chiến” dịch vụ gọi taxi bằng smartphone
Cùng với sự phát triển của các doanh nghiệp phần mềm, việc số
lượng người dùng smartphone ở nước ta ngày càng gia tăng đã tạo điều kiện cho
các ứng dụng gọi taxi bằng smartphone phát triển ở nhiều thành phố lớn trong cả
nước. Sau EasyTaxi, GrabTaxi và Uber, LiveTaxi đã mở một luồng gió mới trong
bối cảnh có nhiều thay đổi mạnh mẽ trong ứng dụng công nghệ cao vào lĩnh vực
taxi.
Phó Giám đốc Sở GTVT TP Hồ Chí Minh Dương Hồng Thanh cho rằng,
kinh doanh taxi theo cách truyền thống đang đối diện với thực tế “đổi mới hay
là chết” để thay đổi công nghệ theo hướng tiếp cận văn minh hơn với người sử
dụng dịch vụ.
“Quan điểm của Sở GTVT ủng hộ LiveTaxi, vì đây là công cụ giúp
quản trị cho doanh nghiệp taxi, tương tác với khách hàng. Nó khác Uber là hoạt
động theo luật cho phép, doanh nghiệp sử dụng LiveTaxi phải tuân thủ nghĩa vụ
nộp thuế và chịu trách nhiệm pháp luật như quản lý taxi truyền thống”- ông
Thanh cho biết.
Những băn khoăn của doanh nghiệp
Trong buổi giới thiệu ứng dụng LiveTaxi ngày 18/12, nhiều ý kiến
của doanh nghiệp bày tỏ băn khoăn về việc LiveTaxi hoạt động như thế nào khi
những người đi taxi không có điện thoại smartphone. Giá tiền cước được tính thế
nào khi hệ thống mất tín hiệu…
"LiveTaxi cũng chưa khắc phục được vấn đề đường truyền trục trặc, các thông số cự ly, giá tiền không thể hiện thì khách hàng sẽ dựa vào đâu để thanh toán. Hơn nữa, LiveTaxi cũng chưa ưu việt khi cung cấp con đường có lợi nhất với lý trình ngắn nhất. Tuy nhiên, nếu đường một chiều, đường cấm xe phải đi tránh, đi vòng thì sẽ phát sinh mâu thuẫn khi thanh toán số tiền nhiều hơn so với lý trình máy tính đưa ra ban đầu cho khách. Cơ quan chức năng cần nhanh chóng đưa ra quy định phù hợp cho loại hình dịch vụ mang tính công nghệ mới này". Ông Phạm Minh Sương Giám đốc khối vận tải Công ty Cổ phần Tập đoàn Mai Linh |
Ông Phan Thái Bình, Tổng thư ký Hiệp hội taxi TPHCM cho rằng, đầu
năm 2015, Nhà nước triển khai NĐ 86 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận
tải bằng xe ô tô. Khi đó, các hãng taxi phải lắp GPS, đồng thời thực hiện Thông
tư 63 của Bộ GTVT về thu tiền cước theo đồng hồ tính tiền, trả hóa đơn cho hành
khách. Ứng dụng LiveTaxi có thể triển khai cùng đợt và cùng kết nối thì hoạt
động mới hiệu quả. Ngoài ra, ông Bình cũng cảnh báo mọi thông tin về công ty
cũng như hành khách cần được bảo mật để đảm bảo an toàn cho hành khách…
Ông Huỳnh Công Bảo, đại diện Công ty TNHH Hoàn Mỹ cho rằng, hệ
thống đường sá trên thực tế sai khác rất nhiều với hành trình tính toán có thể
gây mâu thuẫn khi thanh toán với khách hàng.
Ngoài ra, đại diện các doanh nghiệp còn cho biết, LiveTaxi vẫn
chưa giải quyết được khúc mắc về cách tính km trên ứng dụng theo định vị GPS
của mạng sẽ không trùng khớp với số km trên đồng hồ công-tơ-mét của xe taxi. Vì
km theo hệ thống GPS chỉ tính đơn thuần theo khoảng cách trên bản đồ, còn đồng
hồ công-tơ- mét trên xe taxi tính theo hoạt động của xe và sát với thực tế hơn.
Theo ông Dương Hồng Thanh, Phó Giám đốc Sở GTVT TPHCM, nhóm nghiên
cứu cần hoàn thiện thêm trên cơ sở ý kiến của các doanh nghiệp taxi đã nêu. Sau
đó, Sở GTVT sẽ mời các doanh nghiệp Taxi đến nghe báo cáo thêm một lần nữa. Và
việc có áp dụng LiveTaxi hay không là do sự lựa chọn của doanh nghiệp, sản phẩm
có giá trị thì doanh nghiệp đương nhiên chọn.
Đỗ Loan - Minh Nghĩa
Theo
Giao thông vận tải
Thủ tướng chỉ đạo xem
xét loại hình hoạt động taxi Uber Thủ tướng Chính phủ vừa có chỉ đạo giao Bộ GTVT chủ trì, phối
hợp với UBND TP Hồ Chí Minh xem xét, giải quyết kiến nghị của Hiệp hội Taxi
TP Hồ Chí Minh liên quan đến việc xem xét, cân nhắc thời điểm cho phép dịch
vụ vận tải hành khách ứng dụng công nghệ mạng để điều hành (Uber) hoạt động
tại Việt Nam. Thời gian qua, các phương tiện thông tin đại chúng đã phản ánh
nhiều về hoạt động của dịch vụ vận tải hành khách ứng dụng công nghệ mạng để
điều hành (Uber). Hiện nay, dịch vụ này vẫn đang hoạt động, chủ yếu tại TP Hà
Nội và TP Hồ Chí Minh. Việc ứng dụng công nghệ mạng để điều hành của Uber là
hoạt động hoàn toàn mới so với hoạt động của các hãng taxi truyền thống. Hiện
nay, Bộ GTVT đang nghiên cứu để có giải pháp quản lý loại hình doanh nghiệp
này, trong đó có việc xem xét vi phạm (nếu có) của Uber. Tiến
Minh |
5,410
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN