
Lịch thi THPT
quốc gia
Theo quyết định của Bộ GD&ĐT, kỳ thi THPT
quốc gia sẽ được tổ chức vào các ngày 9, 10, 11, 12 tháng 6/2015. Tuy nhiên,
nguyện vọng của đông đảo học sinh và các nhà trường là muốn tổ chức kỳ thi THPT
quốc gia vào đầu tháng 7 như thời gian tổ chức kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ những
năm trước đây. Điều này sẽ tạo sự ổn định tâm lý cho học sinh, phụ huynh và có
thêm thời gian để các em ôn tập, hệ thống hóa kiến thức, chuẩn bị tốt nhất cho
kỳ thi. Vì vậy, kỳ thi THPT quốc gia dự kiến được tổ chức vào các ngày 1,
2, 3, 4 tháng 7 năm 2015.
Môn
thi
Tổ chức
thi 8 môn: Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ.
Để xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh phải thi 4 môn (gọi là 4 môn tối thiểu),
gồm 3 môn thi bắt buộc (Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ) và một môn do thí sinh tự
chọn trong số các môn thi còn lại. Riêng đối với môn Ngoại ngữ, thí sinh
có các chứng chỉ quốc tế có uy tín theo quy định sẽ được miễn thi môn Ngoại ngữ
để xét công nhận tốt nghiệp THPT. Việc công nhận tốt nghiệp THPT căn cứ
vào kết quả học tập lớp 12 và tổng điểm các môn thi (điểm mỗi môn thi phải lớn
hơn mức tối thiểu theo quy định). Do vậy, phải quy đổi ra điểm đối với môn Ngoại
ngữ của thí sinh được miễn thi môn Ngoại ngữ để xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Thang điểm 20
Theo dự
thảo quy chế kì thi THPT quốc gia mà Bộ GD&ĐT vừa công bố, chấm thi theo
hướng dẫn chấm, đáp án của Bộ GD&ĐT (thang điểm 20), các ý nhỏ được chấm
điểm lẻ đến 0,25 điểm, không quy tròn điểm từng bài thi.
Thư ký
Ban Chấm thi giao túi bài thi đã rọc phách và phiếu chấm cho Trưởng môn chấm
thi.
Trưởng
môn chấm thi tập trung toàn bộ cán bộ chấm thi để quán triệt quy chế thi, thảo
luận Hướng dẫn chấm, chấm chung ít nhất 10 bài thi tự luận mỗi môn để rút kinh
nghiệm, thống nhất cách vận dụng hướng dẫn chấm; sau đó, tổ chức chấm thi theo
quy trình chấm hai vòng độc lập tại hai phòng chấm riêng biệt.
Có thể thành lập Hội đồng chấm thẩm định
Đáng chú
ý, quá trình chấm thi, trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quyết
định thành lập Hội đồng chấm thẩm định để chấm thẩm định toàn bộ hoặc một phần
số bài thi hoặc kiểm tra kết quả phúc khảo của một hoặc một số Hội đồng thi.
Hội đồng
chấm thẩm định của Bộ GD&ĐT do Cục trưởng Cục Khảo thí Kiểm định chất lượng
giáo dục làm Chủ tịch; Phó Cục trưởng hoặc Phó Vụ trưởng các đơn vị thuộc Bộ
được chọn làm Phó Chủ tịch; ủy viên, thư ký là lãnh đạo, chuyên viên các đơn vị
thuộc Bộ và một số thành viên là những cán bộ, giáo viên, giảng viên có trình
độ chuyên môn tốt.
Hội đồng
chấm thẩm định của Bộ GD&ĐT có thẩm quyền quyết định cuối cùng về điểm
chính thức của bài thi. Việc tổ chức đối thoại hay không đối thoại giữa người
chấm đợt đầu, chấm phúc khảo và chấm thẩm định do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quyết
định.
Miễn thi các môn để xét công nhận tốt nghiệp THPT
Dự thảo
quy định, đối tượng được miễn thi môn ngoại ngữ là thành viên đội tuyển quốc
gia dự thi Olympic quốc tế môn Ngoại ngữ theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ
GD&ĐT.
Thí sinh
được miễn thi môn Ngoại ngữ được tính điểm tối đa cho môn này (20 điểm đối với
thang điểm 20) để xét công nhận tốt nghiệp.
Thí sinh
muốn sử dụng kết quả môn Ngoại ngữ để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ sử dụng
kết quả kỳ thi THPT quốc gia để tuyển sinh thì phải dự thi môn Ngoại ngữ.
Thí sinh
không sử dụng quyền được miễn thi môn Ngoại ngữ thì phải dự thi và xét công
nhận tốt nghiệp như thí sinh không được miễn thi.
Dự thảo
còn quy định rõ, miễn thi tất cả các môn của kỳ thi THPT quốc gia đối với người
đã tham gia kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế hoặc Olympic
khu vực các môn văn hoá được miễn thi tất cả các môn của kỳ thi THPT quốc gia
nếu đáp ứng các điều kiện: Được triệu tập vào học kỳ hai lớp 12; Xếp loại cả
năm lớp 12: hạnh kiểm loại tốt, học lực từ loại khá trở lên; Có tên trong
danh sách miễn thi của Bộ GD&ĐT.
Ngoài ra,
người trong đội tuyển tham gia các cuộc thi Olympic quốc tế hoặc khu vực về
khoa học kỹ thuật, thể dục thể thao, văn hoá văn nghệ được miễn thi tất cả các
môn của kỳ thi THPT quốc gia nếu đáp ứng các điều kiện: Được triệu tập vào học
kỳ 2 lớp 12; Xếp loại cả năm lớp 12: hạnh kiểm và học lực từ loại trung bình
trở lên; Có tên trong công văn đề nghị miễn thi và xác nhận tham dự tập huấn và
dự thi đúng quy định của cơ quan tuyển chọn gửi đến sở GD&ĐT trước ngày thi
THPT quốc gia cũng được miễn thi.
Đề
thi đảm bảo phân loại trình độ học sinh Theo dự thảo mới, đề thi của kỳ thi THPT quốc
gia phải đạt các yêu cầu: Nội dung đề thi nằm trong chương trình THPT hiện
hành, chủ yếu là chương trình lớp 12. Đảm bảo phân loại được trình độ của thí
sinh, vừa đáp ứng yêu cầu cơ bản (để tốt nghiệp THPT) và yêu cầu nâng cao (để
tuyển sinh ĐH, CĐ). Đảm bảo tính chính xác, khoa học và tính sư phạm. Lời
văn, câu chữ phải rõ ràng, không có sai sót. |
Đỗ
Hợp
Theo
Tiền phong
4,045
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN