
Đã có Nghị định 103 2025 chính sách đối với cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt
Đã có Nghị định 103 2025 chính sách đối với cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt
Chính phủ ban hành Nghị định 103/2025/NĐ-CP, quy định chính sách đối với cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt, có hiệu lực từ 01/7/2025.
Theo Điều 4 Nghị định 103/2025/NĐ-CP, Chính sách về xây dựng đối với cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt như sau:
(1) Các dự án đầu tư xây dựng đáp ứng một trong các điều kiện sau:
- Dự án đầu tư xây dựng theo yêu cầu nhiệm vụ sản xuất quốc phòng, an ninh được giao phù hợp với quy hoạch công nghiệp quốc phòng, quy hoạch công nghiệp an ninh, quy hoạch của địa phương, chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm và kế hoạch sản xuất kinh doanh hằng năm của doanh nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Dự án đầu tư xây dựng phục vụ sản xuất quốc phòng, an ninh tại địa bàn được xác định có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.
(2) Nội dung ưu tiên đầu tư xây dựng.
(i) Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hệ thống công trình hạ tầng xã hội của cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt, cơ sở công nghiệp an ninh nòng cốt, gồm: Công trình cấp thoát nước, giao thông nội bộ, hão và tuy-nen kỹ thuật, hệ thống quản lý, giám sát, điều hành, thông tin liên lạc, hệ thống điện, hạ tầng công nghệ, công trình đo lường - thử nghiệm, trường thử công nghệ, thu gom và xử lý nước thải, chất thải; nhà trẻ, bệnh xá, nhà văn hóa, thể thao, nhà tập thể, nhà ở công vụ, cơ sở an điều dưỡng, phục hồi sức khỏe, điều trị bệnh nghề nghiệp;
(ii) Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hệ thống công trình hạ tầng xã hội kết nối với cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt, cơ sở công nghiệp an ninh nòng cốt, gồm: Công trình hạ tầng kỹ thuật, năng lượng, xử lý môi trường và các công trình khác đảm bảo kết nối đồng bộ với các công trình của cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt, cơ sở công nghiệp an ninh nòng cốt
(iii) Mở rộng năng lực sản xuất: Đền bù, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư, xây dựng các công trình bảo vệ khu đất, xây dựng, nâng cấp, sửa chữa nhà xưởng, trụ sở làm việc; mua sắm, nâng cấp, sửa chữa, cải tiến máy móc, trang thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất sản phẩm quốc phòng, an ninh, trang thiết bị phục vụ đo kiểm, thử nghiệm sản phẩm quốc phòng, an ninh; đảo tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ sản xuất quốc phòng, an ninh.
(3) Chính sách ưu tiên
- Ưu tiên bố trí nguồn vốn đầu tư công trung hạn và hằng năm cho các dự án đầu tư xây dựng trên;
- Được sử dụng nguồn quỹ và nguồn vốn hợp pháp của doanh nghiệp để đầu tư xây dựng các dự án quy định tại điểm a và điểm c khoản 2 Điều này khi có yêu cầu cấp bách phục vụ nhiệm vụ sản xuất quốc phòng, an ninh theo quy định quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp;
- Ưu tiên bố trí nguồn vốn hợp pháp từ ngân sách nhà nước để thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư, đền bù, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư, xây dựng các công trình bảo vệ khu đất. Được sử dụng nguồn quỹ và nguồn vốn hợp pháp của doanh nghiệp để thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư;
- Được giao cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc để thực hiện thẩm định thiết kế xây dựng và các nội dung triển khai sau thiết kế cơ sở của dự án đầu tư xây dựng phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh sau khi có ý kiến của cấp có thẩm quyền;
- Được ngân sách trung ương, ngân sách địa phương đảm bảo nguồn vốn để thực hiện dự án đầu tư xây dựng tại (ii) (bao gồm cả nội dung đền bù, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư).
Xem thêm tại Nghị định 103/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/7/2025.
25
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN