
Đã có toàn văn dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) bản trình Quốc hội mới nhất (Hình từ Internet)
Mới đây Cổng thông tin điện tử Quốc hội đã công bố dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). Dự thảo Luật trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
 |
dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) |
Đã có toàn văn dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) bản trình Quốc hội mới nhất
Theo đó, tại dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) đã đề xuất sửa đổi một số quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 như sau:
(1) Đơn vị hành chính
- Đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức thành 02 cấp gồm có:
+ Tỉnh, thành phố (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);
+ Xã, phường, đặc khu (sau đây gọi chung là cấp xã).
- Xã là đơn vị hành chính ở nông thôn; phường là đơn vị hành chính ở đô thị; đặc khu là đơn vị hành chính ở hải đảo được thành lập phù hợp với quy mô dân số, diện tích tự nhiên, điều kiện địa lý, dân cư, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
- Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quyết định thành lập.
(2) Tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính
- Chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính quy định tại khoản 1 Điều 1 của Luật này gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.
- Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quy định khi thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đó, bảo đảm được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt, vượt trội để tạo động lực phát triển cho đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
(3) Phân loại đơn vị hành chính
- Phân loại đơn vị hành chính là cơ sở để hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng tổ chức bộ máy, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức của chính quyền địa phương phù hợp với từng loại đơn vị hành chính.
- Phân loại đơn vị hành chính phải dựa trên các tiêu chí về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và các yếu tố đặc thù của từng loại đơn vị hành chính ở nông thôn, đô thị, miền núi, hải đảo theo quy định của Chính phủ.
(4) Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
Hội đồng nhân dân hoạt động theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số.
Ủy ban nhân dân hoạt động theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số; đồng thời đề cao thẩm quyền và trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
- Tổ chức chính quyền địa phương tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản trị địa phương chuyên nghiệp, hiện đại, thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương, bảo đảm trách nhiệm giải trình gắn với cơ chế kiểm soát quyền lực.
- Bảo đảm quyền con người, quyền công dân; phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân.
- Bảo đảm nền hành chính thống nhất, thông suốt, liên tục.
- Những công việc thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương phải do chính quyền địa phương quyết định và tổ chức thực hiện; phát huy vai trò tự chủ và tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương.
- Phân định rõ thẩm quyền giữa cơ quan nhà nước ở Trung ương và chính quyền địa phương; giữa chính quyền địa phương cấp tỉnh và chính quyền địa phương cấp xã.
97
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN