
Cấu trúc bộ câu hỏi thi sát hạch lái xe mô tô hạng A1, A( Hình từ Internet)
Ngày 07/5/2025, Cục Cảnh sát Giao thông ban hành Công văn 2262/CSGT-P5 sử dụng bộ 600 câu hỏi dùng để sát hạch lái xe cơ giới đường bộ.
 |
bộ 600 câu hỏi |
1. Cấu trúc bộ câu hỏi thi sát hạch lái xe mô tô hạng A1, A
An toàn giao thông là nền tảng bảo đảm cho sự phát triển bền vững của xã hội. Trong đó, việc đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ giữ vai trò đặc biệt quan trọng nhằm hình thành đội ngũ lái xe có đạo đức, trình độ chuyên môn và ý thức trách nhiệm cao.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Công an về việc nâng cao chất lượng sát hạch lái xe, Cục Cảnh sát giao thông tổ chức biên soạn Bộ 600 câu hỏi dùng cho sát hạch lái xe cơ giới đường bộ. Bộ câu hỏi được xây dựng khoa học, cập nhật các quy định mới nhất của pháp luật, bảo đảm phù hợp với yêu cầu thực tiễn và sát với năng lực cần có của người lái xe.
- Sát hạch cấp Giấy phép lái xe hạng A1, A gồm 250 câu được chọn lọc từ bộ 600 câu hỏi, trong đó có 20 câu về xử lý tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng
- Bộ đề sát hạch cấp Giấy phép lái xe mô tô hạng A1, A gồm 25 câu hỏi (sát hạch cấp giấy phép lái xe hạng A1, A được chọn ngẫu nhiên trong 250 câu hỏi quy định lại điểm 2.3, mục 2, phần I hướng dẫn này), trong đó:
+ 08 câu về một số quy định chung và quy tắc giao thông đường bộ;
+01 câu hỏi về tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng; 01 câu về văn hóa giao thông, đạo đức người lái xe;
+01 câu về kỹ thuật lái xe hoặc cấu tạo sửa chữa;
+08 câu về báo hiệu đường bộ; 06 câu về giải thế sa hình và kỹ năng xử lý tình huống giao thông.
Theo đó, bộ đề gồm 250 câu hỏi thi sát hạch lái xe mô tô hạng A1, A như sau:
- Nhóm câu hỏi Quy định chung và quy tắc giao thông đường bộ (100 câu trong bộ 600 câu hỏi)

- Nhóm câu hỏi Văn hóa giao thông, đạo đức người lái xe (10 câu trong bộ 600 câu hỏi)

- Nhóm câu hỏi Kỹ thuật lái xe (15 câu trong bộ 600 câu hỏi)

- Nhóm câu hỏi Báo hiệu đường bộ (90 câu trong bộ 600 câu hỏi)

- Nhóm câu hỏi giải thế sa hình và kỹ năng xử lý tình huống giao thông (35 câu trong bộ 600 câu hỏi)

- Nhóm 20 câu/60 câu về xử lý tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng

2. Nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ
Theo Điều 3 Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ như sau:
- Tuân thủ Hiến pháp 2013, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Bảo đảm giao thông đường bộ được trật tự, an toàn, thông suốt, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường; phòng ngừa vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, tai nạn giao thông đường bộ và ùn tắc giao thông; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân và tài sản của cơ quan, tổ chức.
- Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và quy định khác của pháp luật có liên quan, có trách nhiệm giữ an toàn cho mình và cho người khác.
- Mọi hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
- Hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải công khai, minh bạch và thuận lợi cho người dân.
- Công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Nguyễn Thị Mỹ Quyền
40
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN