
07 giải pháp tiên phong trong chuyển đổi số của doanh nghiệp nhà nước (Hình từ Internet)
07 giải pháp tiên phong trong chuyển đổi số của doanh nghiệp nhà nước
Theo Thông báo 216/TB-VPCP ngày 6/5/2025, Thủ tướng chủ trương chuyển đổi số là một yêu cầu khách quan, là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu trong quá trình phát triển kinh tế số của doanh nghiệp và của đất nước. Trong đó, các doanh nghiệp nhà nước có nguồn lực, điều kiện, nhân sự cần phải tiên phong trong chuyển đổi số, đóng vai trò dẫn dắt trong chuyển đổi số của đất nước, tham gia xây dựng Chính phủ số, xã hội số và công dân số. 07 giải pháp tiên phong trong chuyển đổi số của doanh nghiệp nhà nước như sau:
(1) Hoàn thiện các quy trình, quy định theo chuyển đổi số chung của cả nước và của từng doanh nghiệp.
(2) Số hóa, chuẩn hóa hồ sơ, tài liệu và xây dựng cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp. Xây dựng, ứng dụng, trí tuệ nhân tạo để sử dụng hiệu quả cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp.
(3) Tập trung phát triển hạ tầng số của doanh nghiệp nhà nước và góp phần vào sự phát triển hạ tầng số của cả nước. Việc phát triển hạ tầng số của từng tập đoàn, tổng công ty phải gắn với phát triển hạ tầng số của đất nước.
(4) Xây dựng sản phẩm, dịch vụ số của doanh nghiệp. Lãnh đạo doanh nghiệp tiến tới ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý, điều hành phù hợp với sự phát triển
của doanh nghiệp.
(5) Chú trọng an toàn, bền vững trong chuyển đổi số. Ứng dụng chuyển đổi số để phát triển nhanh, mạnh, hiệu quả nhưng phải quản lý được, đặc biệt là quản lý dữ liệu số, từ đó góp phần vào an ninh, an toàn mạng quốc gia.
(6) Chú trọng phát triển nguồn nhân lực số, từ đó đóng góp vào xây dựng công dân số của đất nước. Nguồn nhân lực là vốn quý nhất và nhân lực số đông vai trò quyết định trong chuyển đổi số.
(7) Tập trung chuyển đổi số, tiếp cận với các nước tiên tiến trên thế giới góp phần tiết giảm chi phí và thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững.
06 nhiệm vụ trọng tâm thực hiện các động lực tăng trưởng
Đồng thời tại Thông báo 216/TB-VPCP, Thủ tướng nhấn mạnh doanh nghiệp nhà nước phải phấn đấu tăng trưởng hai con số, đảm bảo tăng trưởng nhanh, bền vững, góp phần thúc đẩy tăng trưởng GDP cả nước từ 8% trở lên năm 2025 và tăng trưởng hai con số những năm tới, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, giảm nợ công, giảm nợ nước ngoài, giảm nợ Chính phủ; trong đó, doanh nghiệp nhà nước phải chú ý các động lực tăng trưởng truyền thống về tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới. Các doanh nghiệp nhà nước cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
(i) Về xuất khẩu: Cần chủ động đa dạng hóa, mở rộng thị trường trong bối cảnh xuất khẩu được nhìn nhận đang gặp nhiều khó khăn đến từ cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, xu hướng bảo hộ và xung đột địa chính trị. Củng cố các thị trưởng truyền thống, tìm kiếm các thị trường mới, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, hướng tới phát triển thị trường bền vững, lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.
(ii) Vẽ đầu tư: Cần tiếp tục chủ động tăng cường, đẩy nhanh các dự án đầu tư, đưa nguồn lực vào sản xuất, kinh doanh, đồng thời tiết kiệm hơn nữa để tập trung cho đầu tư, nâng cao hiệu quả đầu tư, giảm hệ số hiệu quả sử dụng vốn (ICOR), kịp thời có các giải pháp giải quyết các khó khăn về đầu tư, thúc đẩy công tác đầu tư đạt tiến độ và hiệu quả.
(iii) Về tiêu dùng: Chú trọng, tập trung khai thác thị trường nội địa, mở rộng và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, từ đó góp phần làm mới lại động lực tăng trưởng.
(iv) Chủ trọng áp dụng quản trị thông minh, từ đó giảm chi phí quản lý để dành cho đầu tư, phát triển.
(v) Tăng cường phối hợp, hỗ trợ, học hỏi lẫn nhau để cùng phát triển.
(vi) Chủ trọng công tác khen thưởng kịp thời; khuyến khích người dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới sáng tạo, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
Xem thêm tại Thông báo 216/TB-VPCP ngày 6/5/2025.
Lê Quang Nhật Minh
14
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN