Điều kiện công nhận giám đốc thẩm tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh (đề xuất)

Đã có dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, theo đó dự thảo đã đề xuất một số điều kiện công nhận giám đốc thẩm tại Tòa án.

Điều kiện công nhận giám đốc thẩm tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh (đề xuất) (Hình ảnh từ Internet)

Điều kiện công nhận giám đốc thẩm tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh (đề xuất) (Hình ảnh từ Internet)

Tòa án nhân dân tối cao đã trình và xin ý kiến về  dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Luật Tố tụng hành chính 2015, Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024, Luật Phá sản 2014Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.

Dự thảo Luật

Điều kiện công nhận giám đốc thẩm tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh (đề xuất)

Tại khoản 16 Điều 1 dự thảo Luật đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 5 và khoản 6 Điều 341 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thủ tục xét xử tại phiên tòa giám đốc thẩm như sau:

- Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh xét xử theo quy định tại khoản 1 Điều 337 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì phiên tòa xét xử phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia; quyết định của Ủy ban Thẩm phán phải được quá nửa tổng số thành viên Ủy ban Thẩm phán biểu quyết tán thành.

- Trường hợp Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 337 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì quyết định của Hội đồng xét xử phải được tất cả thành viên tham gia Hội đồng biểu quyết tán thành.

Trường hợp xét xử theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 337 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì phiên tòa xét xử của toàn thể Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia; quyết định của Hội đồng Thẩm phán phải được quá nửa tổng số thành viên Hội đồng Thẩm phán biểu quyết tán thành.

Hiện hành, tại Điều 341 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thủ tục xét xử tại phiên tòa giám đốc thẩm như sau:

- Sau khi chủ tọa khai mạc phiên tòa, một thành viên Hội đồng xét xử giám đốc thẩm trình bày tóm tắt nội dung vụ án, quá trình xét xử vụ án, quyết định của bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, các căn cứ, nhận định của kháng nghị và đề nghị của người kháng nghị. Trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị thì đại diện Viện kiểm sát trình bày nội dung kháng nghị.

- Đương sự, người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác được Tòa án triệu tập đến phiên tòa giám đốc thẩm trình bày ý kiến về những vấn đề mà Hội đồng giám đốc thẩm yêu cầu. Trường hợp họ vắng mặt nhưng có văn bản trình bày ý kiến thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm công bố ý kiến của họ.

- Đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến về quyết định kháng nghị và việc giải quyết vụ án.

Ngay sau khi kết thúc phiên tòa, đại diện Viện kiểm sát phải gửi văn bản phát biểu ý kiến cho Tòa án để lưu vào hồ sơ vụ án.

- Các thành viên Hội đồng xét xử giám đốc thẩm phát biểu ý kiến và thảo luận. Hội đồng xét xử giám đốc thẩm nghị án và biểu quyết về việc giải quyết vụ án và công bố nội dung quyết định về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa. Việc nghị án phải được thực hiện theo các nguyên tắc quy định tại Điều 264 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 .

- Trường hợp Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao xét xử theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 337 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì quyết định của Hội đồng xét xử phải được tất cả thành viên tham gia Hội đồng biểu quyết tán thành.

Trường hợp xét xử theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 337 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì phiên tòa xét xử của toàn thể Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia; quyết định của Ủy ban Thẩm phán phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.

- Trường hợp Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 337 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì quyết định của Hội đồng xét xử phải được tất cả thành viên tham gia Hội đồng biểu quyết tán thành.

Trường hợp xét xử theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 337 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì phiên tòa xét xử của toàn thể Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia; quyết định của Hội đồng Thẩm phán phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.

Tại Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 thống nhất đồng ý chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân; hệ thống tổ chức Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân có 3 cấp: Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, cấp tỉnh, cấp khu vực (bỏ Tòa án nhân dân cấp cao và Tòa án nhân dân cấp huyện). Như vậy, ban chấp hành Trung ương thống nhất bỏ Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao và Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện.

Như vậy, sau khi bỏ Tòa án nhân dân cấp cao, dự thảo đã đề xuất thay đổi về điều kiện công nhận giám đốc thẩm tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cụ thể:

- Phiên tòa giám đốc thẩm thuộc thẩm quyền Tòa án nhân dân cấp tỉnh phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh tham gia; quyết định của Ủy ban Thẩm phán phải được quá nửa tổng số thành viên Ủy ban Thẩm phán biểu quyết tán thành.

- Trường hợp Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 337 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì quyết định của Hội đồng xét xử phải được tất cả thành viên tham gia Hội đồng biểu quyết tán thành.

Trường hợp xét xử theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 337 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì phiên tòa xét xử của toàn thể Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia; quyết định của Hội đồng Thẩm phán phải được quá nửa tổng số thành viên Hội đồng Thẩm phán biểu quyết tán thành

Xem thêm dự thảo Luật.

34

tin noi bat
Tin mới
Các tin khác