Chính thức thông qua Nghị quyết 194/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều Hiến pháp 2013

Sau đây là bài viết có nội dung về chính thức thông qua Nghị quyết 194/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều Hiến pháp 2013.

Chính thức thông qua Nghị quyết 194/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều Hiến pháp 2013

Chính thức thông qua Nghị quyết 194/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều Hiến pháp 2013 (Hình từ Internet)

Ngày 05/5/2025, Quốc hội thông qua Nghị quyết 194/2025/QH15 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Nghị quyết 194/2025/QH15

Nghị quyết 195/2025/QH15

Chính thức thông qua Nghị quyết 194/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều Hiến pháp 2013

Theo đó, trong ngày làm việc đầu tiên (ngày 05/5/2025) của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV thì Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 194/2025/QH15 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 với tỷ lệ tán thành 100%. Cụ thể:

Nghị quyết 194/2025/QH15 quyết định xem xét sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 để thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, trong đó tập trung vào các quy định về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và việc phân định đơn vị hành chính, tổ chức chính quyền địa phương.

Ngoài ra,tại Điều 2 Nghị quyết 194/2025/QH15 Quốc hội quyết định thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 để chủ trì, phối hợp với các cơ quan thực hiện nhiệm vụ xây dựng dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 và trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 9.

Thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 gồm:

- Ông Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban;

- Ông Trần Cẩm Tú, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Ủy ban;

- Ông Nguyễn Khắc Định, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Ủy ban;

- Ông Lê Thành Long, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Ủy ban;

- Ông Hoàng Thanh Tùng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội, Ủy viên Thường trực;

- Ông Nguyễn Hải Ninh, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Ủy viên Thường trực;

- Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy viên Thường trực;

- Bà Nguyễn Thanh Hải, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu của Quốc hội, Ủy viên;

- Ông Dương Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát của Quốc hội, Ủy viên;

- Ông Lê Quang Tùng, Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Ủy viên;

- Ông Nguyễn Quang Dương, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Ủy viên;

- Ông Nguyễn Thanh Hải, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Ủy viên;

- Ông Phạm Tất Thắng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Ủy viên;

- Ông Lê Quốc Hùng, Thứ trưởng Bộ Công an, Ủy viên;

- Ông Cao Huy, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Ủy viên.

(Theo Điều 1 Nghị quyết 194/2025/QH15)

Quy định về việc sửa đổi Hiến pháp

Cụ thể, việc sửa đổi Hiến pháp được thực hiện theo quy định tại Điều 120 Hiến pháp 2013 như sau:

- Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp. Quốc hội quyết định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.

- Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp. Thành phần, số lượng thành viên, nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban dự thảo Hiến pháp do Quốc hội quyết định theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

- Ủy ban dự thảo Hiến pháp soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và trình Quốc hội dự thảo Hiến pháp.

- Hiến pháp được thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc hội quyết định.

- Thời hạn công bố, thời điểm có hiệu lực của Hiến pháp do Quốc hội quyết định.

Xem thêm Nghị quyết 194/2025/QH15 được Quốc hội thông qua ngày 05/5/2025.

 

131

tin noi bat
Tin mới
Các tin khác