Không quy định tên bộ ngành và nhiệm vụ quyền hạn vào trong Luật theo Công văn 48

Tại Công văn 48, Chính phủ chỉ đạo không quy định tên bộ ngành và nhiệm vụ quyền hạn vào trong Luật khi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

Công văn 48: Không quy định tên bộ ngành và nhiệm vụ quyền hạn vào trong Luật

Công văn 48: Không quy định tên bộ ngành và nhiệm vụ quyền hạn vào trong Luật (Hình từ Internet)

Không quy định tên bộ ngành và nhiệm vụ quyền hạn vào trong Luật

Tại Công văn 48/CV-BCĐTKNQ18 ngày 3/5/2025, Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Chính phủ chủ trương một số nội dung khi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương hai cấp, trong đó, chủ trương không quy định tên bộ ngành và nhiệm vụ quyền hạn vào trong Luật. Củ thể nội dung chỉ đạo như sau:

-Quán triệt tinh thần đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo yêu cầu của Tổng Bí thư và quan điểm đẩy mạnh phân quyền, phân cấp tạo sự chủ động cho địa phương theo tinh thần: “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm” gắn với việc triển khai mô hình chính quyền địa phương 02 cấp.

- Đối với những vấn đề xác định thuộc thẩm quyền của Quốc hội, cần làm rõ cơ sở đề xuất bảo đảm những vấn đề này là những vấn đề cơ bản, quan trọng của Quốc gia, phù hợp với tinh thần của Hiến pháp.

- Căn cứ nguyên tắc phân định thẩm quyền tại Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025, yêu cầu:

(1) Không quy định tên bộ, ngành và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của bộ, ngành vào trong Luật (không phân quyền trực tiếp cho các Bộ trưởng tại Luật Bảo đảm Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực, thực hiện phân công phạm vi quản lý nhà nước cho các bộ, cơ quan ngang bộ);

(2) Xác định rõ trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ đối với ngành, lĩnh vực được phân công quản lý, tránh đẩy trách nhiệm lên Thủ tướng Chính phủ (Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo công tác của Chính phủ, không quyết định các vấn đề cụ thể thuộc trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với tư cách thành viên Chính phủ đối với ngành, lĩnh vực được phân công quản lý).

Xem thêm tại Công văn 48/CV-BCĐTKNQ18 ngày 3/5/2025.

Rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương hai cấp theo Quyết định 759

Theo Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025, Thủ tướng đề nghị rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương hai cấp như sau:

** Đề nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội:

Chỉ đạo khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Quốc hội (Hiến pháp, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Cán bộ, công chức, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Nghị quyết về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp ĐVHC và các Luật chuyên ngành có liên quan,...); ban hành các nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã, hoàn thành trước ngày 30/6/2025.

** Đề nghị Chính phủ:

Chỉ đạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ chủ động đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp (Luật Tổ chức chính quyền địa phương; Luật Cán bộ, công chức; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; các Luật chuyên ngành và các Nghị định, thông tư quy định về cơ cấu tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn và các vấn đề liên quan của chính quyền địa phương cấp tỉnh và cấp xã) khi tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp thuộc thẩm quyền đề xuất hoặc ban hành của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, bảo đảm thực hiện đồng bộ với thời điểm có hiệu lực của Nghị quyết của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, không tạo ra khoảng trống pháp lý để chính quyền địa phương cấp tỉnh, cấp xã sau sắp xếp hoạt động liên tục, thông suốt, kịp thời phục vụ người dân và doanh nghiệp, hoàn thành trước ngày 30/6/2025.

Lê Quang Nhật Minh

35

tin noi bat
Tin mới
Các tin khác