
Đã có toàn văn Thông tư 21/2025/TT-BCT về xây dựng và thi hành văn bản quy phạm pháp luật (Hình từ Internet)
Ngày 26/4/2025, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư 21/2025/TT-BCT quy định về xây dựng, ban hành và tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công Thương.
 |
Thông tư 21/2025/TT-BCT |
Đã có toàn văn Thông tư 21/2025/TT-BCT về xây dựng và thi hành văn bản quy phạm pháp luật
Theo đó, tại Thông tư 21/2025/TT-BCT thì Bộ Công Thương đã quy định về việc xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn, trong trường hợp đặc biệt như sau:
- Việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện theo trình tự, thủ tục rút gọn theo quy định tại Điều 50, Điều 51 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025, khoản 1 Điều 35, khoản 5 Điều 38 và khoản 4 Điều 41 Nghị định 78/2025/NĐ-CP.
- Trường hợp có căn cứ áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn đối với thông tư của Bộ trưởng, đơn vị chủ trì soạn thảo báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định việc xây dựng và ban hành thông tư theo trình tự, thủ tục rút gọn.
- Bộ trưởng tự mình hoặc theo đề nghị của đơn vị chủ trì soạn thảo quyết định việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng, ban hành thông tư.
- Việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong trường hợp đặc biệt thực hiện theo Điều 52 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025, khoản 2, 3, 4, 5 Điều 35 Nghị định 78/2025/NĐ-CP.
Lưu ý: Thông tư 21/2025/TT-BCT áp dụng đối với các Vụ, Cục, Văn phòng Bộ, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Báo Công Thương, Tạp chí Công Thương (sau đây gọi chung là các đơn vị thuộc Bộ); tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác xây dựng, ban hành và tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
Nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật được quy định cụ thể tại Điều 5 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025, bao gồm:
- Bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật và không trái với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; tuân thủ đúng thẩm quyền, nội dung, hình thức và trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, dân tộc; kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; phòng, chống lợi ích nhóm, cục bộ.
- Tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân, bình đẳng giới; bảo đảm dân chủ, công bằng, nhân đạo, công khai, minh bạch, khoa học, kịp thời, ổn định, khả thi, hiệu quả.
- Bảo đảm việc thực hiện chủ trương phân quyền, phân cấp; giải quyết vấn đề bất cập, phát sinh từ thực tiễn; vấn đề mới, xu hướng mới; yêu cầu quản lý nhà nước và khuyến khích sáng tạo, khơi thông mọi nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
- Văn bản quy phạm pháp luật quy định thực hiện thí điểm phải xác định thời gian thực hiện thí điểm và phải được sơ kết, tổng kết để xem xét, quyết định việc tiếp tục áp dụng hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để áp dụng chính thức.
- Bảo đảm thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước đối với nội dung văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi bí mật nhà nước.
Xem thêm tại Thông tư 21/2025/TT-BCT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/4/2025, thay thế Thông tư 47/2023/TT-BCT của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công Thương.
22
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN