
Đã có Nghị định 94/2025/NĐ-CP quy định Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát lĩnh vực ngân hàng
Đã có Nghị định 94 2025 quy định Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát lĩnh vực ngân hàng
Nghị định 94/2025/NĐ-CP được ban hành ngày 29/4/2025 quy định Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát lĩnh vực ngân hàng ngân hàng đối với việc triển khai sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới thông qua ứng dụng giải pháp công nghệ, có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.
Các giải pháp công nghệ tài chính (viết tắt là giải pháp Fintech) được tham gia thử nghiệm tài Cơ chế thử nghiệm bao gồm:
- Chấm điểm tín dụng
- Chia sẻ dữ liệu qua giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API)
- Cho vay ngang hàng.
định Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát lĩnh vực ngân hàng ngân hàng áp dụng đối với:
(1) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng (không áp dụng cho vay ngang hàng)
(2) Các công ty công nghệ tài chính
(3) Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
(4) Khách hàng và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến Cơ chế thử nghiệm.
Trách nhiệm của các cơ quan trong thực hiện Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát
Theo Nghị định 94/2025/NĐ-CP, trách nhiệm của các cơ quan trong thực hiện Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát lĩnh vực ngân hàng như sau:
(i) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Trên cơ sở nhận được đầy đủ hồ sơ của tổ chức đăng ký tham gia Cơ chế thử nghiệm, Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các bộ liên quan thẩm định hồ sơ đăng ký tham gia Cơ chế thử nghiệm, đánh giá việc đáp ứng tiêu chỉ và điều kiện theo quy định tại Nghị định 94/2025/NĐ-CP để cấp Giấy chứng nhận tham gia Cơ chế thử nghiệm đối với từng trường hợp cụ thể;
- Tiếp nhận, xử lý việc điều chỉnh giải pháp thử nghiệm, dùng thử nghiệm và thu hồi Giấy chứng nhận tham gia Cơ chế thử nghiệm, gia hạn thời gian thử nghiệm, cấp Giấy chứng nhận hoàn thành thử nghiệm;
- Theo dõi tình hình thực hiện, hướng dẫn và xử lý vướng mắc trong quá trình thử nghiệm, cảnh báo khi phát hiện rủi ro đối với tổ chức trong quá trình tham gia Cơ chế thử nghiệm;
- Công khai các thông tin sau đây trên Cổng thông tin điện tử Ngân hàng Nhà nước; số lượng hồ sơ đăng ký tham gia Cơ chế thử nghiệm đối với từng giải pháp đang được xem xét, thẩm định; số lượng tổ chức tham gia Cơ chế thử nghiệm; thông tin các tổ chức tham gia Cơ chế thử nghiệm bao gồm: tên tổ chức tham gia Cơ chế thử nghiệm, giải pháp Fintech tham gia Cơ chế thử nghiệm, thời gian, không gian và phạm vi thủ nghiệm; danh sách tổ chức được cấp Giấy chứng nhận hoàn thành thử nghiệm; danh sách tổ chức bị dùng thử nghiệm và thu hồi Giấy chứng nhận tham gia Cơ chế thử nghiệm;
- Chủ trì thực hiện kiểm tra, giám sát quá trình thử nghiệm của các tổ chức tham gia Cơ chế thử nghiệm;
- Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định dư nợ tối đa đối với một bên đi vay tại một và toàn bộ các giải pháp cho vay ngang hàng tham gia Cơ chế thử nghiệm,
- Hướng dẫn công ty cho vay ngang hàng thực hiện kết nối, báo cáo, kiểm tra thông tin tín dụng của khách hàng với Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam;
- Định kỳ hàng năm tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Nghị định và kiến nghị, đề xuất xây dựng chính sách quản lý phủ hợp cho giai đoạn tiếp theo.
(ii) Bộ Khoa học và Công nghệ
- Có văn bản tham gia ý kiến đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận tham gia Cơ chế thử nghiệm theo quy định tại khoản 3 Điều 10, khoản 3 Điều 13 Nghị định 94/2025/NĐ-CP, trong đó đánh giá việc đáp ứng các quy định về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, về giao dịch điện tử đối với giải pháp Fintech tham gia Cơ chế thử nghiệm;
- Các trách nhiệm khác tại (iv).
(3) Bộ Công an
- Có văn bản tham gia ý kiến đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận tham gia Cơ chế thử nghiệm theo quy định tại khoản 3 Điều 10, khoản 3 Điều 13 Nghị định 94/2025/NĐ-CP, trong đó đánh giá việc đáp ứng các quy định về bảo đảm an toàn thông tin mạng, an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ đối với hệ thống thông tin sử dụng cho giải pháp Fintech tham gia Cơ chế thử nghiệm;
- Các trách nhiệm khác tại (iv).
(4) Bộ, cơ quan có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp với Ngân hàng Nhà nước trong việc:
- Có văn bản tham gia ý kiến đối với việc đáp ứng các điều kiện và tiêu chi đối với hồ sơ đăng ký tham gia Cơ chế thử nghiệm; việc cấp Giấy chứng nhận tham gia Cơ chế thử nghiệm, Giấy chứng nhận hoàn thành thử nghiệm, việc ra quyết định điều chỉnh giải pháp thử nghiệm, quyết định dừng thử nghiệm và thu hồi Giấy chứng nhận tham gia Cơ chế thử nghiệm, quyết định gia hạn thời gian thử nghiệm; phối hợp kiểm tra tại chỗ trong quá trình thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận tham gia Cơ chế thử nghiệm khi Ngân hàng Nhà nước có văn bản đề nghị
- Kiểm tra, quản lý, giám sát và hướng dẫn, xử lý các vướng mắc trong quá trình thử nghiệm;
- Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện, kiến nghị, đề xuất chính sách phù hợp.
Xem thêm tại Nghị định 94/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/7/2025.
Lê Quang Nhật Minh
41
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN