
Quyết định 1120/QĐ-BGDĐT: Thủ tục thông báo đủ điều kiện tổ chức bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số (Hình từ internet)
Quyết định 1120/QĐ-BGDĐT: Thủ tục thông báo đủ điều kiện tổ chức bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số
Thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc phạm vi, chức năng quản lý của bộ giáo dục và đào tạo (Công bố kèm theo Quyết định 1120/QĐ-BGDĐT ngày 23/4/2025 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Quy định cụ thể nội dung về thủ tục thông báo đủ điều kiện tổ chức bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số như sau:
Trình tự thực hiện
- Trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên xây dựng đề án.
- Trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (qua Sở Giáo dục và Đào tạo) về đề án tổ chức bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số để kiểm tra, xác minh.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo hoặc ủy quyền cho Sở Giáo dục và Đào tạo thông báo việc đủ điều kiện để các đơn vị triển khai thực hiện đề án
Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp, trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ:
Đề án tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số bao gồm các nội dung: Sự cần thiết, mục đích, yêu cầu của việc tổ chức bồi dưỡng; thuyết minh đầy đủ thông tin, minh chứng đáp ứng yêu cầu tổ chức bồi dưỡng theo Điều 3 của Thông tư 09/2023/TT-BGDĐT; chỉ tiêu tuyển sinh, đối tượng tuyển sinh, phương thức tuyển sinh, hồ sơ tuyển sinh, ưu tiên trong tuyển sinh (nếu có); hình thức tổ chức bồi dưỡng, kiểm tra, đánh giá.
Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên
Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận tổ chức bồi dưỡng cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Đội ngũ giáo viên có trình độ cao đẳng trở lên; có chứng chỉ đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số hoặc có hiểu biết về ngôn ngữ, văn hóa dân tộc thiểu số phù hợp với chương trình dự kiến bồi dưỡng;
- Chương trình chi tiết và tài liệu bồi dưỡng được xây dựng theo Chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo và được cơ quan có thẩm quyền ban hành;
- Cơ sở vật chất, thiết bị, phòng học đáp ứng yêu cầu chương trình bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số;
- Có đề án tổ chức bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Thông tư 09/2023/TT-BGDĐT ngày 18/4/2023 ban hành quy định việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số.
Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số
Căn cứ Điều 9 Thông tư 09/2023/TT-BGDĐT quy định cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số như sau:
- Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng có ngành đào tạo giáo viên xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình chi tiết đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số; tổ chức thực hiện đề án sau khi có thông báo đủ điều kiện của cơ quan có thẩm quyền; tổ chức thi và cấp chứng chỉ theo các quy định hiện hành về quản lý văn bằng chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân.
- Trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thực hiện đề án bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số sau khi có thông báo việc đủ điều kiện của cơ quan có thẩm quyền.
Nguyễn Tùng Lâm
21
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN