Biên chế cán bộ công chức của chính quyền địa phương 2 cấp theo Quyết định 759

Dưới đây là nội dung thông tin về biên chế cán bộ công chức của chính quyền địa phương 2 cấp theo Quyết định 759 của Thủ tướng.

Biên chế cán bộ công chức của chính quyền địa phương 2 cấp theo Quyết định 759

Biên chế cán bộ công chức của chính quyền địa phương 2 cấp theo Quyết định 759 (Hình từ internet)

Biên chế cán bộ công chức của chính quyền địa phương 2 cấp theo Quyết định 759

Cụ thể, ngày 14/04/2025 thì Thủ tướng đã ban hành Quyết định 759/QĐ-TT phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.

Theo đó, Thủ tướng phê duyệt phương án tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp như sau:

(1) Cấp tỉnh gồm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

(2) cấp xã gồm xã, phường (trong đất liền) và đặc khu (ở hải đảo). Bỏ ĐVHC cấp huyện và thị trấn.

Chính quyền địa phương

Cấp

Tên đơn vị hành chính

Tỉnh

Tỉnh

Thành phố trực thuộc Trung ương

Phường

Đặc khu

Ngoài ra, về biên chế cán bộ công chức của chính quyền địa phương 2 cấp mới thì Đề án cũng đã nêu rõ như sau:

* Biên chế cán bộ công chức cấp tỉnh

Số lượng cán bộ, công chức, viên chức của cấp tỉnh sau sắp xếp tối đa không vượt quá tổng số cán bộ, công chức, viên chức (số có mặt) của cấp tỉnh trước sắp xếp và thực hiện tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, bảo đảm trong thời hạn 05 năm cơ bản bố trí theo đúng quy định.

Sau khi chính quyền địa phương cấp tỉnh sau sắp xếp đi vào hoạt động, đề nghị Bộ Chính trị giao Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với Đảng ủy Chính phủ và các cơ quan liên quan căn cứ quy mô dân số, diện tích tự nhiên, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp tỉnh để xây dựng, hoàn thiện vị trí việc làm trình cấp có thẩm quyền giao biên chế cho các địa phương.

Đề nghị Bộ Chính trị giao Ban Tổ chức Trung ương tham mưu, hướng dẫn bố trí, sắp xếp đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh (Đảng, đoàn thể, HĐND, UBND cấp tỉnh và các Ban chuyên môn của cơ quan Đảng, đoàn thể) của các địa phương sau sáp nhập, đặc biệt là nhân sự bố trí đối với cấp trưởng và định hướng giải quyết đối với số lượng cấp phó dôi dư sau sáp nhập các tỉnh, thành phố.

Chính phủ chỉ đạo Bộ Nội vụ hướng dẫn việc sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND cấp tỉnh và các đơn vị sự nghiệp công lập.

Trước mắt, giữ nguyên số lượng cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị; sau khi các cơ quan này đi vào hoạt động ổn định, giao Bộ Nội vụ phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương rà soát, hoàn thiện vị trí việc làm, xác định biên chế các địa phương trình cấp có thẩm quyền giao biên chế của cả hệ thống chính trị ở các địa phương.

* Biên chế cán bộ công chức cấp xã

Do quy mô ĐVHC cấp xã lớn hơn so với hiện nay và nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp xã tăng lên (thực hiện toàn bộ nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp huyện và cấp xã hiện nay). Theo đó, Chính phủ dự kiến biên chế cán bộ, công chức, viên chức cấp xã theo định hướng như sau:

- Trước mắt giữ nguyên số lượng biên chế cán bộ, công chức, viên chức của cấp huyện và cán bộ, công chức của cấp xã hiện có trước sắp xếp để bố trí cho các ĐVHC cấp xã mới (sau sắp xếp). Thực hiện việc rà soát, tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cấp xã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, bảo đảm trong thời hạn 05 năm cơ bản theo đúng quy định. Giao Bộ Nội vụ phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan căn cứ quy mô dân số, diện tích tự nhiên, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp xã làm cơ sở xây dựng, hoàn thiện vị trí việc làm trình cấp có thẩm quyền giao biên chế cán bộ, công chức, viên chức cấp xã cho các địa phương.

- Kết thúc việc sử dụng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; giao chính quyền địa phương xem xét, có thể sắp xếp người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tham gia công tác tại thôn, tổ dân phố; thực hiện chính sách nghỉ việc đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã mà không bố trí công tác theo quy định.

- Căn cứ quy mô dân số, diện tích tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các ĐVHC cấp xã, Chính phủ định hướng giao tổng biên chế chính quyền địa phương cấp xã cho các địa phương (dự kiến bình quân khoảng 32 biên chế/01 cấp xã).

Trên cơ sở đó, giao chính quyền địa phương cấp tỉnh quyết định số lượng biên chế đối với chính quyền địa phương từng ĐVHC cấp xã trên địa bàn cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Bên cạnh đó, Đề án cũng nêu sẽ tiếp tục xác định thôn, tổ dân phố là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư, không phải là cấp hành chính; trước mắt giữ nguyên thôn, tổ dân phố hiện có. Chính phủ chỉ đạo Bộ Nội vụ nghiên cứu và xác định lộ trình sắp xếp, tổ chức lại thôn, tổ dân phố theo hướng tinh gọn, phục vụ trực tiếp đời sống của cộng đồng dân cư trên địa bàn cấp xã.

Trên đây là nội dung về “Biên chế cán bộ công chức của chính quyền địa phương 2 cấp theo Quyết định 759”.

Xem thêm nội dung tại Quyết định 759/QĐ-TT ngày 14/04/2025.

48

tin noi bat
Tin mới
Các tin khác