Tổ chức tuyển sinh vào các trường trung học phổ thông chuyên Hà Nội

Dưới đây là bài viết về việc tổ chức tuyển sinh vào các trường trung học phổ thông chuyên Hà Nội.

Tổ chức tuyển sinh vào các trường trung học phổ thông chuyên Hà Nội (Hình từ Internet)

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ban hành Công văn 892/SGDĐT-QLT hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2025-2026.

Công văn 892/SGDĐT-QLT

Tổ chức tuyển sinh vào các trường trung học phổ thông chuyên Hà Nội

Theo đó, tổ chức tuyển sinh vào các trường trung học phổ thông chuyên Hà Nội được quy định như sau:

Vòng 1: Sơ tuyển. 

Vòng Sơ tuyển được đánh giá bằng điểm số căn cứ vào các tiêu chí sau: 

- Kết quả tham gia các hoạt động xã hội, thi tài năng trong phạm vi tổ chức của tỉnh, toàn quốc, khu vực và quốc tế; điểm cho mỗi giải được tính như sau: giải nhất được 5,0 điểm, giải nhì được 4,0 điểm, giải ba được 3,0 điểm, giải khuyến khích được 2,0 điểm; 

- Kết quả học tập (học lực) 4 năm cấp THCS: mỗi năm kết quả học tập (học lực) tốt (giỏi) được 3,0 điểm, học tập (học lực) khá được 2,0 điểm; 

Điểm sơ tuyển = Điểm thi học sinh giỏi, tài năng + Điểm kết quả học tập

(học lực) 4 năm cấp THCS 

Những học sinh có tổng điểm sơ tuyển từ 8,0 điểm trở lên sẽ được tham gia thi tuyển ở vòng 2. 

Vòng 2: Thi tuyển 

- Môn thi, đề thi và hình thức thi: 

+ Môn thi: tổ chức thi tuyển đối với những học sinh đã qua sơ tuyển ở vòng 1. Học sinh phải tham gia dự thi các môn không chuyên (còn gọi là các môn điều kiện chuyên: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ) và môn chuyên theo NV, trong đó ba môn Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ cùng với Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông công lập không chuyên năm học 2025-2026.

+ Đề thi môn chuyên: đề thi gồm các câu hỏi phù hợp với yêu cầu cần đạt của môn học và mục tiêu cấp THCS thuộc Chương trình giáo dục phổ thông 2018, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 9 cấp THCS, đảm bảo các cấp độ nhận thức: thông hiểu, vận dụng. 

+ Riêng môn Khoa học tự nhiên thi vào lớp chuyên theo mạch nội dung: lớp chuyên Vật lí (mạch Năng lượng và sự biến đổi), lớp chuyên Hoá học (mạch Chất và sự biến đổi của chất) và lớp chuyên Sinh học (mạch Vật sống);

+ Môn Lịch sử và Địa lí thi vào lớp chuyên theo phân môn: lớp chuyên Lịch sử (phân môn Lịch sử), lớp chuyên Địa lí (phân môn Địa lí). 

+ Học sinh làm bài thi môn Toán thay thế để xét tuyển vào lớp chuyên Tin học. 

+ Hình thức thi các môn chuyên: các môn Toán, Ngữ văn, Lịch sử và Địa lí thi theo hình thức tự luận; môn Ngoại ngữ (thi vào các lớp chuyên Ngoại ngữ) thi theo hình thức tự luận kết hợp trắc nghiệm để đánh giá các kỹ năng nghe, đọc, viết (có thêm phần nghe hiểu). Môn Khoa học tự nhiên thi theo hình thức tự luận kết hợp trắc nghiệm. 

- Thang điểm và hệ số điểm bài thi: 

+ Điểm bài thi tính theo thang điểm 10, điểm lẻ của tổng điểm toàn bài được làm tròn điểm đến 2 chữ số thập phân. Nếu chấm bài theo thang điểm khác thì kết quả điểm các bài thi sẽ quy đổi ra thang điểm 10. 

+ Hệ số điểm bài thi: điểm thi các môn không chuyên tính hệ số 1, điểm thi môn chuyên tính hệ số 2. 

- Thời gian làm bài thi các môn chuyên: 150 phút/bài thi. 

điểm xét tuyển vào lớp chuyên là tổng số điểm các bài thi không chuyên, điểm bài thi môn chuyên tương ứng với lớp chuyên (đã tính hệ số); 

Điểm xét tuyển = Tổng điểm các bài thi không chuyên (hệ số 1) 

+ Điểm bài thi chuyên (hệ số 2)

- Nguyên tắc xét tuyển: 

+ Chỉ xét tuyển đối với học sinh được tham gia thi tuyển, đã thi đủ các bài thi quy định, không vi phạm Quy chế thi đến mức hủy kết quả thi và các bài thi đều đạt điểm lớn hơn 2,0; 

+ Các lớp chuyên được xét tuyển độc lập nhau. Học sinh được quyền lựa chọn học một lớp chuyên theo NV trúng tuyển (trường hợp học sinh trúng tuyển nhiều lớp chuyên). 

+ Học sinh trúng tuyển NV1 sẽ không được xét tuyển NV2. 

+ Học sinh không trúng tuyển NV1 được xét tuyển NV2 nhưng phải có điểm xét tuyển cao hơn điểm chuẩn trúng tuyển NV1 của trường ít nhất 1,0 điểm. Khi hạ điểm chuẩn, các trường được phép nhận học sinh có NV2 đủ điều kiện trúng tuyển.

Nguyễn Thị Mỹ Quyền

 

11

tin noi bat
Tin mới
Các tin khác