Sau sáp nhập, tỉnh nào dự kiến lớn nhất và nhỏ nhất về diện tích cả nước?

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về tỉnh được dự kiến lớn nhất và nhỏ nhất về diện tích cả nước sau sáp nhập tỉnh.

Sau sáp nhập, tỉnh nào dự kiến lớn nhất và nhỏ nhất về diện tích cả nước? (Hình từ internet)

Ngày 14/4/2025, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 759/QĐ-TTg phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Sau sáp nhập, tỉnh nào dự kiến lớn nhất và nhỏ nhất về diện tích cả nước?

Theo đó, phương án sắp xếp cụ thể đối với 52 đơn vị hành chính cấp tỉnh như sau: 

(1) Bảng diện tích 23 tỉnh mới sau sáp nhập năm 2025 dự kiến

STT

Tên tỉnh/thành mới

Các tỉnh hợp nhất

Diện tích (km²)

1

Tuyên Quang

Tuyên Quang + Hà Giang

13.795,6

2

Lào Cai

Lào Cai + Yên Bái

13.257

3

Thái Nguyên

Thái Nguyên + Bắc Kạn

8.375,3

4

Phú Thọ

Phú Thọ + Vĩnh Phúc + Hòa Bình

9.361,4

5

Bắc Ninh

Bắc Ninh + Bắc Giang

4.718,6

6

Hưng Yên

Hưng Yên + Thái Bình

2.514,8

7

TP. Hải Phòng

Hải Phòng + Hải Dương

3.194,7

8

Ninh Bình

Ninh Bình + Hà Nam + Nam Định

3.942,6

9

Quảng Trị

Quảng Trị + Quảng Bình

12.700

10

TP. Đà Nẵng

Đà Nẵng + Quảng Nam

11.859,6

11

Quảng Ngãi

Quảng Ngãi + Kon Tum

14.832,6

12

Gia Lai

Gia Lai + Bình Định

21.576,5

13

Khánh Hòa

Khánh Hòa + Ninh Thuận

8.555,9

14

Lâm Đồng

Lâm Đồng + Đắk Nông + Bình Thuận

24.233,1

15

Đắk Lắk

Đắk Lắk + Phú Yên

18.096,4

16

TP. Hồ Chí Minh

TP.HCM + Bình Dương + Bà Rịa - Vũng Tàu

6.772,6

17

Đồng Nai

Đồng Nai + Bình Phước

12.737,2

18

Tây Ninh

Tây Ninh + Long An

8.536,5

19

TP. Cần Thơ

Cần Thơ + Sóc Trăng + Hậu Giang

6.360,8

20

Vĩnh Long

Vĩnh Long + Bến Tre + Trà Vinh

6.296,2

21

Đồng Tháp

Đồng Tháp + Tiền Giang

5.938,7

22

Cà Mau

Cà Mau + Bạc Liêu

7.942,4

23

An Giang

An Giang + Kiên Giang

9.888,9

(2) Bảng diện tích 11 tỉnh giữ nguyên sau sáp nhập năm 2025 dự kiến

STT

Tên đơn vị hành chính

Diện tích (km²)

1

TP Hà Nội

3.359,8

2

TP Huế (Thừa Thiên Huế)

4.947,1

3

Lai Châu

9.068,7

4

Điện Biên

9.539,9

5

Sơn La

14.109,8

6

Lạng Sơn

8.310,2

7

Quảng Ninh

6.207,9

8

Thanh Hóa

11.114,7

9

Nghệ An

16.486,5

10

Hà Tĩnh

5.994,4

11

Cao Bằng

6.700,4

Lưu ý: Diện tích 11 tỉnh thành không thực hiện sáp nhập được tổng hợp từ thông tin mới nhất của Tổng cục Thống kê. 

Như vậy, căn cứ thông tin nêu trên, sau sáp nhập tỉnh có diện tích lớn nhất là tỉnh Lâm Đồng với tổng diện tích tự nhiên lên tới 24.236,5 km2.

Và tỉnh có diện tích nhỏ nhất sau sáp nhập là Hưng Yên với diện tích là 2.514,8 km2.

Định hướng về tiêu chuẩn cấp tỉnh hình thành sau sắp xếp 

Định hướng về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính cấp tỉnh hình thành sau sắp xếp được quy định tại Điều 4 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 như sau: 

Đơn vị hành chính cấp tỉnh hình thành sau sắp xếp đạt tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số của đơn vị hành chính tương ứng theo quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính. Trường hợp sắp xếp tỉnh đã được định hướng thành thành phố trực thuộc trung ương thì tỉnh hình thành sau sắp xếp cần cơ bản đạt tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số của thành phố trực thuộc trung ương.

Trong đó, Điều 3 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 cũng quy định 02 trường hợp không bắt buộc sắp xếp đơn vị hành chính như sau: 

Không thực hiện sắp xếp đối với đơn vị hành chính có vị trí biệt lập hoặc có vị trí đặc biệt quan trọng liên quan đến quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền quốc gia.

 

26

tin noi bat
Tin mới
Các tin khác