
Xem sơ đồ tổ chức chính quyền 2 cấp mới của bộ máy Nhà nước theo Quyết định 759 (Hình từ internet)
Xem sơ đồ tổ chức chính quyền 2 cấp mới của bộ máy Nhà nước theo Quyết định 759
Theo Quyết định 759/QĐ-TTg ngày 14/4/2025, Thủ tướng đã phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp (sau đây gọi là Đề án).
Trong đó, phương án tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp như sau được nêu rõ như sau:
(1) Cấp tỉnh gồm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
(2) cấp xã gồm xã, phường (trong đất liền) và đặc khu (ở hải đảo). Theo đó, bỏ ĐVHC cấp huyện và thị trấn.
Chính quyền địa phương
|
Cấp
|
Tên đơn vị hành chính
|
Tỉnh
|
Tỉnh
|
Thành phố trực thuộc Trung ương
|
Xã
|
Xã
|
Phường
|
Đặc khu
|
Dưới đây là sơ đồ tổ chức chính quyền 2 cấp mới của bộ máy Nhà nước:

Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương cấp tỉnh và cấp xã mới
Đối với cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương): Là cấp cao nhất trong hệ thống tổ chức chính quyền địa phương, là nơi chịu sự chỉ đạo trực tiếp của chính quyền Trung ương, cấp tỉnh có địa vị pháp lý rất quan trọng, có các chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền bao quát một địa bàn dân cư rộng lớn (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) với các đặc điểm, đặc thù, tính chất và yêu cầu quản lý rất đa dạng. Vì vậy, đòi hỏi phải có một mô hình tổ chức thích hợp với đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và khả năng quản lý, điều hành, nhằm giúp Trung ương quản lý theo địa bàn lãnh thổ tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội tại mỗi tỉnh, thành phố, đảm bảo thực hiện hiệu quả các thể chế, chính sách, pháp luật thống nhất từ trung ương đến địa phương trên phạm vi cả nước. Theo đó, cấp tỉnh vừa là cấp thực hiện chính sách (từ Trung ương), vừa là cấp ban hành chính sách trên địa bàn tỉnh, thành phố.
Đối với cấp xã (xã, phường, đặc khu): Là cấp chính quyền sát dân nhất, gắn bó mật thiết với Nhân dân, đại diện trực tiếp cho ý chí, nguyện vọng, quyền và lợi ích của Nhân dân, đồng thời là nơi trực tiếp tổ chức các hoạt động quản lý, điều hành các công việc hành chính và trực tiếp tổ chức thực hiện các thể chế, chính sách, pháp luật của Trung ương và chính quyền địa phương cấp tỉnh tại địa bàn cấp xã. Theo đó, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của chính quyền địa phương cấp xã cần được xây dựng và quy định phù hợp theo hướng chủ yếu là cấp thực hiện chính sách (từ trung ương và cấp tỉnh), được ban hành văn bản quy phạm pháp luật để tổ chức thi hành pháp luật và quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của cấp xã trên địa bàn.
* Mối quan hệ công tác theo ngành dọc từ trung ương đến cấp xã (giữa bộ, ngành trung ương, các Sở, ngành chuyên môn cấp tỉnh và phòng, ban chuyên môn cấp xã):
Khi tổ chức mô hình chính quyền địa phương theo 2 cấp, việc đảm bảo vận hành thuận lợi, đồng bộ, liên thông, thống nhất, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả mối quan hệ công tác theo ngành dọc từ trung ương đến các cấp chính quyền địa phương là rất quan trọng. Điều này đòi hỏi mô hình mới (02 cấp) không chỉ tinh gọn bộ máy theo chiều ngang (giảm cấp trung gian) mà còn tối ưu hóa quy trình thực hiện công việc và trách nhiệm theo chiều dọc (từ trung ương xuống địa phương).
Trong mô hình tổ chức chính quyền địa phương theo 2 cấp, vai trò của trung ương là cần phải đảm bảo sự thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả của toàn bộ hệ thống chính quyền nhà nước từ trung ương đến địa phương. Trung ương (các bộ, ngành) sẽ đóng vai trò định hướng, chỉ đạo, hỗ trợ và kiểm soát đối với chính quyền địa phương cấp tỉnh và chính quyền địa phương cấp xã (thông qua các Sở chuyên ngành theo lĩnh vực) nhưng cách thức và mức độ can thiệp sẽ khác nhau đối với từng cấp.
Trung ương duy trì mối quan hệ chỉ đạo, kiểm soát và hỗ trợ chiến lược đối với cấp tỉnh, đảm bảo cấp tỉnh hoạt động theo đúng quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đối với cấp xã, vai trò của Trung ương có sự điều chỉnh, tập trung vào việc tạo khung pháp lý, chính sách và hỗ trợ gián tiếp thông qua cấp tỉnh. Trung ương không trực tiếp can thiệp sâu vào hoạt động thường xuyên của cấp xã mà chủ yếu thông qua hoạt động chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ và kiểm soát của cấp tỉnh.
Xem thêm nội dung tại Quyết định 759/QĐ-TTg ngày 14/4/2025.
97
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN