
Các ngành STEM là gì? Dự kiến HSSV các ngành STEM được vay vốn ưu đãi cụ thể gồm các đối tượng nào? (Hình từ Internet)
Các ngành STEM là gì?
Theo Công văn 4932/BTC-ĐCTC năm 2025, Bộ Tài chính đề xuất căn cứ Thông tư 09/2022/TT-BGDĐT đề xuất quy định các ngành STEM bao gồm các ngành như sau:
- Khoa học sự sống,
- Khoa học tự nhiên,
- Máy tính và công nghệ thông tin,
- Công nghệ kỹ thuật,
- Kỹ thuật,
- Kiến trúc và xây dựng,
- Sản xuất và chế biến,
- Toán và thống kê.
Dự kiến học sinh sinh viên các ngành STEM được vay vốn ưu đãi cụ thể gồm các đối tượng nào?
Theo Tờ trình Dự thảo Nghị định tại Công văn 4932/BTC-ĐCTC năm 2025, Bộ Tài chính đề xuất dự kiến học sinh sinh viên các ngành STEM được vay vốn ưu đãi cụ thể gồm các đối tượng HSSV thuộc các ngành (i) khoa học sự sống, (ii) khoa học tự nhiên, (iii) máy tính và công nghệ thông tin, (iv) công nghệ kỹ thuật, (v) kỹ thuật, (vi) kiến trúc và xây dựng, (vii) sản xuất và chế biến, (viii) toán và thống kê. Cụ thể như sau:
- Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị đã chỉ đạo nhiệm vụ về “có cơ chế, chính sách hấp dẫn về tín dụng để thu hút HSSV giỏi theo học các lĩnh vực toán học, vật lý, sinh học, hoá học, kỹ thuật và công nghệ then chốt, nhất là ở các trình độ sau đại học”.
- Nghị quyết 03/NQ-CP năm 2025 của Chính phủ đã đặt ra nhiệm vụ, giải pháp cụ thể về “có ưu đãi đặc biệt đối với các ngành STEM”.
- Nghị quyết 71/NQ-CP năm 2025 của Chính phủ đã giao nhiệm vụ cụ thể “xây dựng chính sách đột phá về tín dụng đối với học sinh, sinh viên học các ngành STEM”.
- Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật nào quy định ngành STEM và công nghệ then chốt bao gồm những ngành học cụ thể nào tại các cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Qua khảo sát thực tế tại 06 trường đại học đào tạo ngành STEM của Đoàn khảo sát và theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại công văn số 1392/BGDĐT-GDĐH ngày 28/3/2025, các trường đại học xây dựng các ngành đào tạo STEM (và mã ngành học cụ thể) bám sát quy định tại Quyết định 01/2017/QĐ-TTg ngày 17/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về Danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân và các văn bản hướng dẫn liên quan (Thông tư 09/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo), trong đó các hệ thống ngành đào tạo lớn trong lĩnh vực STEM bao gồm: (i) khoa học sự sống, (ii) khoa học tự nhiên, (iii) máy tính và công nghệ thông tin, (iv) công nghệ kỹ thuật, (v) kỹ thuật, (vi) kiến trúc và xây dựng, (vii) sản xuất và chế biến, (viii) toán và thống kê.
Ngoài ra, thực tế khảo sát cho thấy các trường đại học cũng có ngành đào tạo về “Công nghệ tài chính” (fintech) thuộc hệ thống ngành “Kinh doanh và quản lý” cũng cần thiết nghiên cứu để bổ sung vào đối tượng được ưu tiên vay vốn tại chương trình này do lĩnh vực công nghệ tài chính cũng đang được Nhà nước ưu tiên khuyến khích phát triển.
- Từ tình hình trên, Bộ Tài chính kính trình Thủ tướng Chính phủ quy định về đối tượng vay vốn tại dự thảo Quyết định như sau:
** HSSV, học viên, nghiên cứu sinh đang theo học ngành đào tạo về khoa học sự sống, khoa học tự nhiên, máy tính và công nghệ thông tin, công nghệ tài chính, công nghệ kỹ thuật, kỹ thuật, kiến trúc và xây dựng, sản xuất và chế biến, toán và thống kê theo quy định Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn liên quan, tại các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Xem thêm tại Công văn 4932/BTC-ĐCTC năm 2025.
Lê Quang Nhật Minh
96
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN