
Sẽ có Phòng Kinh tế ở xã, phường, đặc khu (theo Quyết định 759) (Hình từ internet)
Sẽ có Phòng Kinh tế ở xã, phường, đặc khu (theo Quyết định 759)
Căn cứ theo Quyết định 759/QĐ-TTg ngày 14/4/2025 phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Trong đó, định hướng tổ chức Phòng Kinh tế ở xã, đặc khu hoặc Phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị (đối với phường và đặc khu Phú Quốc) tương đương với các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Phòng Kinh tế (đối với xã, đặc khu):
Tham mưu, giúp UBND thực hiện các nhiệm vụ trong các lĩnh vực về:
- Phát triển kinh tế, kế hoạch, đầu tư, tài chính, ngân sách; quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; quy hoạch, phát triển đô thị, hạ tầng đô thị; tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, kinh tế hợp tác; công tác giảm nghèo; đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường; xây dựng, giao thông; nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy lợi, an toàn thực phẩm đối với nông sản, lâm sản, thủy sản, muối, phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại nông thôn, kinh tế hợp tác xã nông, lâm, ngư, diêm nghiệp gắn với ngành nghề, làng nghề nông thôn; biển và hải đảo (đối với ĐVHC cấp xã có biển, đảo); phòng, chống thiên tai trên địa bàn.
Phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị (đối với phường và đặc khu Phú Quốc):
- Tham mưu, giúp UBND cấp xã thực hiện các nhiệm vụ trong các lĩnh vực về: Phát triển kinh tế, kế hoạch, đầu tư, tài chính, ngân sách; quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; quy hoạch, phát triển đô thị, quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; hạ tầng kỹ thuật đô thị (bao gồm: cấp nước, thoát nước đô thị, chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị; quản lý xây dựng ngầm đô thị; quản lý sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị); nhà ở; công sở; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch; công tác giảm nghèo; đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường; xây dựng, giao thông; biển và hải đảo (đối với ĐVHC cấp xã có biển, đảo); phòng, chống thiên tai trên địa bàn.
Đặc khu và đặc khu kinh tế khác nhau thế nào?
Như đã đề cập ở trên, “đặc khu” là tên gọi của đơn vị hành chính cấp xã ở hải đảo.
Còn đặc khu kinh tế (theo dự thảo Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt) là một khu vực địa lý được chính phủ của một quốc gia xác định và quản lý để thúc đẩy sự phát triển kinh tế và cải thiện môi trường kinh doanh. Đặc khu kinh tế thường có các chính sách và quy định đặc biệt để thu hút đầu tư, khuyến khích hoạt động kinh doanh, và tạo ra cơ hội việc làm. Mục tiêu của đặc khu kinh tế là thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tạo ra giá trị thêm cho nền kinh tế tổng thể của quốc gia và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân trong khu vực đó.
Các đặc khu kinh tế thường có các ưu đãi thuế, quyền sở hữu đất đai, quyền nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa, quyền tự quản lý và quản lý tài sản, và các biện pháp đặc biệt khác để thu hút đầu tư nước ngoài và khuyến khích doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh vào khu vực đó. Điều này có thể giúp tạo ra cơ hội kinh doanh mới, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và tạo ra nguồn thuế cho chính phủ.
Như vậy, giữa đặc khu (cấp xã) khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, và đặc khu kinh tế có sự khác biệt hoàn toàn.
Nguyễn Tùng Lâm
21
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN