Danh sách trung tâm hành chính của 34 tỉnh thành sau sáp nhập tỉnh theo Quyết định 759

Dưới đây là nội dung thông tin về danh sách trung tâm hành chính của 34 tỉnh thành sau sáp nhập tỉnh theo Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025.

Danh sách trung tâm hành chính của 34 tỉnh thành sau sáp nhập tỉnh theo Quyết định 759

Danh sách trung tâm hành chính của 34 tỉnh thành sau sáp nhập tỉnh theo Quyết định 759 (Hình từ internet)

Ngày 14/4/2025 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 759/QĐ-TTg phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Danh sách trung tâm hành chính của 34 tỉnh thành sau sáp nhập tỉnh theo Quyết định 759

Theo Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025, căn cứ theo Nghị quyết 60-NQ/TW ngày 12/4/2025 của Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII. Thủ tướng phê duyệt phương án sắp xếp cụ thể đối với 52 đơn vị hành chính cấp tỉnh theo Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính (ĐVHC) các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Trong đó, về nguyên tắc xác định trung tâm hành chính - chính trị (còn gọi là tỉnh lỵ) thì Đề án đã nêu rõ như sau:

Lựa chọn trung tâm hành chính - chính trị của 01 trong số các ĐVHC hiện nay là trung tâm hành chính - chính trị của ĐVHC mới để bảo đảm chính quyền địa phương nhanh chóng đi vào hoạt động ổn định.

Trung tâm hành chính - chính trị của ĐVHC mới có vị trí địa lý thuận lợi, hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, nhất là hệ thống giao thông phát triển (sân bay, đường bộ, cảng,...), dễ dàng kết nối với các khu vực trong nội tỉnh, thành phố và các đô thị lớn, trung tâm kinh tế của cả nước hoặc với hệ thống không gian biển.

Trung tâm hành chính - chính trị của ĐVHC mới cần có không gian phát triển trong tương lai; phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của ĐVHC mới, bảo đảm hài hòa, hợp lý, tránh sự mất cân đối giữa các địa phương khi sáp nhập và giữ vững quốc phòng an ninh.

Sau khi ĐVHC mới đi vào hoạt động ổn định, có thể nghiên cứu quy hoạch, xây dựng các trung tâm hành chính - chính trị mới hợp lý, phù hợp với xu thế phát triển chung của địa phương và tạo ra không gian phát triển mới.

Căn cứ theo phương án sắp xếp cụ thể đối với 52 đơn vị hành chính cấp tỉnh thì dự kiến trung tâm hành chính của 34 tỉnh thành sau sáp nhập như sau:

TT

Tên tỉnh, thành mới

Trung tâm hành chính

1

Tuyên Quang

(Hà Giang + Tuyên Quang)

TP. Tuyên Quang

2

Lào Cai

(Lào Cai + Yên Bái)

TP. Yên Bái

3

Lai Châu

TP. Lai Châu

4

Điện Biên

TP. Điện Biên Phủ

5

Lạng Sơn

TP. Lạng Sơn

6

Cao Bằng

TP. Cao Bằng

7

Sơn La

TP. Sơn La

8

Thái Nguyên

(Bắc Kạn + Thái Nguyên)

TP. Thái Nguyên

9

Phú Thọ

(Hòa Bình + Vĩnh Phúc + Phú Thọ)

TP. Việt Trì

10

Quảng Ninh

TP. Hạ Long

11

Bắc Ninh

(Bắc Giang + Bắc Ninh)

TP. Bắc Giang

12

Hưng Yên

(Thái Bình + Hưng Yên)

TP. Hưng Yên

13

TP. Hà Nội

Quận Hoàn Kiếm

14

TP. Hải Phòng

(Hải Dương + TP. Hải Phòng)

TP. Thủy Nguyên

15

Ninh Bình

(Hà Nam + Ninh Bình)

TP. Hoa Lư

16

Thanh Hóa

TP. Thanh Hóa

17

Nghệ An

TP. Vinh

18

Hà Tĩnh

TP. Hà Tĩnh

19

Quảng Trị

(Quảng Bình + Quảng Trị)

TP. Đồng Hới

20

TP. Huế

Quận Phú Xuân, Thuận Hóa

21

TP. Đà Nẵng

(Quảng Nam + TP. Đà Nẵng)

Quận Hải Châu

22

Quảng Ngãi

(Quảng Ngãi + Kom Tum)

TP. Quảng Ngãi

23

Gia Lai

(Gia Lai + Bình Định)

TP. Quy Nhơn

24

Khánh Hoà

(Khánh Hòa + Ninh Thuận)

TP. Nha Trang

25

Lâm Đồng

(Đắk Nông + Lâm Đồng + Bình Thuận)

TP. Đà Lạt

26

Đắk Lắk

(Phú Yên + Đắk Lắk)

TP. Buôn Ma Thuột

27

TP. Hồ Chí Minh

(Bình Dương + TPHCM + Bà Rịa - Vũng Tàu)

Quận 1

28

Đồng Nai

(Bình Phước + Đồng Nai)

TP. Biên Hòa

29

Tây Ninh

(Long An + Tây Ninh)

TP. Tây Ninh

30

TP. Cần Thơ

(Sóc Trăng + Hậu Giang + TP. Cần Thơ)

Quận Ninh Kiều

31

Vĩnh Long

(Bến Tre + Vĩnh Long  + Trà Vinh)

TP. Vĩnh Long

32

Đồng Tháp

(Tiền Giang + Đồng Tháp)

TP. Mỹ Tho

33

Cà Mau

(Bạc Liêu + Cà Mau)

TP. Cà Mau

34

An Giang

(Kiên Giang + An Giang)

TP. Rạch Giá

Lưu ý: Từ ngày 01/07/2025, sẽ kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện (không còn loại hình thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, thị xã, quận, huyện, thị trấn).

Do đó các thành phố là trung tâm hành chính của các tỉnh, thành dự kiến sẽ được tổ chức lại thành các phường, theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp mới.

Theo Đề án, phương án tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp như sau:

(1) Cấp tỉnh gồm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

(2) cấp xã gồm xã, phường (trong đất liền) và đặc khu (ở hải đảo). Theo đó, bỏ ĐVHC cấp huyện và thị trấn.

(Quyết định 759/QĐ-TTg ngày 14/04/2025)

70

tin noi bat
Tin mới
Các tin khác