TPHCM: Lấy ý kiến người dân về sáp nhập Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu

Đã có hướng dẫn về tổ chức lấy ý kiến cử tri về sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính, nay TPHCM đã thực hiện lấy ý kiến người dân về sáp nhập Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu.

TPHCM: Lấy ý kiến người dân về sáp nhập Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu (hình ảnh từ Internet)

Sáp nhập đơn vị hành chính có phải lấy ý kiến của người dân?

Căn cứ khoản 3 và khoản 4 Điều 10 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 thì đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được lấy ý kiến Nhân dân ở những đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về chủ trương thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính bằng các hình thức phù hợp theo quy định của Chính phủ.

Sau khi có kết quả lấy ý kiến Nhân dân, cơ quan xây dựng đề án có trách nhiệm hoàn thiện đề án và gửi Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã ở các đơn vị hành chính có liên quan để xem xét, cho ý kiến về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.

Như vậy, việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được lấy ý kiến Nhân dân ở những đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp

TPHCM: Lấy ý kiến người dân về sáp nhập Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu

Theo hướng dẫn của Sở Nội vụ vừa ban hành về tổ chức lấy ý kiến cử tri về triển khai sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, các địa phương sẽ lấy ý kiến cử tri đại diện hộ gia đình thường trú trên địa bàn.

Thời gian thực hiện từ ngày 12-13/4/2025.

Sau khi lấy ý kiến, UBND cấp xã tổng hợp và lập báo cáo kết quả cử tri trên địa bàn, cấp ủy cùng cấp thống nhất (đối với xã, phường không tổ chức HĐND), trình thông qua HĐND cấp xã ban hành nghị quyết thống nhất chủ trương sáp nhập (xã, phường tổ chức HĐND) và gửi đến UBND cấp huyện (thông qua Phòng Nội vụ). 

Thời gian thực hiện trong ngày 14/4/2025. 

Theo đó, sáng 13/4/2025, nhiều phường ở Thành phố Thủ Đức đã phát phiếu lấy ý kiến cử tri về sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh. Người dân được hỏi "đồng ý" hay "không đồng ý" về nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của TP HCM, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu để lập TP HCM mới. Người có ý kiến khác ghi vào phiếu.

Cụ thể, phiếu lấy ý kiến cử tri về việc sáp nhập tỉnh Bình Dương, TPHCM, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu như sau:

Lộ trình hoàn thiện đề án sáp nhập tỉnh 2025

Cụ thể, tại tiểu mục 1 Mục II Kết luận 127-KL/TW năm 2025, Ban Bí thư giao Đảng uỷ Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Đảng uỷ Quốc hội, Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và các cơ quan liên quan chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng đề án, tờ trình Bộ Chính trị về sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.

Theo đó, Đảng uỷ Chính phủ khẩn trương triển khai thực hiện, bảo đảm lộ trình sáp nhập xã 2025 cụ thể như sau:

+ Báo cáo Bộ Chính trị cho chủ trương trước khi xin ý kiến các cấp uỷ, tổ chức đảng chậm nhất ngày 09/3/2025.

+ Tiếp thu ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư, hoàn thiện đề án gửi xin ý kiến các tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương, các cơ quan, tô chức, ban đảng Trung ương chậm nhất ngày 12/3/2025.

+ Tiếp thu ý kiến góp ý của các tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương, các cơ quan, tổ chức, ban đảng Trung ương, hoàn thiện đề án, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư trước ngày 27/3/2025.

+ Tiếp thu ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ý kiến các cơ quan, hoàn thiện đề án, tờ trình; trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng (qua Ban Tổ chức Trung ương) trước ngày 07/4/2025.

87

tin noi bat
Tin mới
Các tin khác