Cập nhật dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 15/2018 hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm

Dưới đây là nội dung về cập nhật dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 15/2018 hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm.

Cập nhật dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 15/2018 hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm (Hình từ internet)

Bộ Y tế đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm (Dự thảo 03).

Dự thảo Nghị định

Cập nhật dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 15/2018 hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm

Theo đó, dự thảo Nghị định đề xuất sửa một số điều của Nghị định 15/2018/NĐ-CP, sau đây là đơn cử một số quy định đang được đề xuất sửa đổi, bổ sung:

* Sửa đổi, bổ sung Điều 2 Nghị định 15/2018/NĐ-CP:

Nghị định 15/2018/NĐ-CP áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm; tổ chức, cá nhân viện trợ, tiếp nhận viện trợ thực phẩm nhằm mục đích từ thiện và không dùng cho mục đích kinh doanh; tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến an toàn thực phẩm tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân).

* Sửa đổi, bổ sung khoản 3, khoản 4, khoản 8 của Điều 3 Nghị định 15/2018/NĐ-CP:

- Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau:

 Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt (Food for Special Dietary Uses) dùng cho người ăn kiêng, người già, trẻ em, phụ nữ có thai và các đối tượng đặc biệt khác theo quy định của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (CODEX) là những thực phẩm được chế biến hoặc được phối trộn theo công thức đặc biệt nhằm đáp ứng các yêu cầu về chế độ ăn đặc thù theo thể trạng hoặc theo tình trạng bệnh lý và các rối loạn cụ thể của người sử dụng. Thành phần của thực phẩm này phải khác biệt rõ rệt với thành phần của những thực phẩm thông thường cùng bản chất, nếu có.

- Sửa đổi, bổ sung khoản 4 như sau:

Bằng chứng khoa học là các thông tin, tài liệu khoa học chứng minh cho sự công bố về tác dụng đối với sức khỏe của sản phẩm hoặc thành phần của sản phẩm từ các công trình nghiên cứu khoa học được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về nghiên cứu khoa học nghiệm thu hoặc được các tạp chí quốc gia, quốc tế, tạp chí ISI có uy tín công bố hoặc tài liệu về y học cổ truyền, cây thuốc, vị thuốc, tài liệu y học, dược học, thực phẩm được xuất bản, công bố trên các ấn phẩm khoa học.

- Sửa đổi, bổ sung khoản 8 như sau:

Cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ là cơ sở trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác các nguyên liệu thực phẩm ở quy mô hộ gia đình, hộ cá thể và không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật.

* Sửa đổi, bổ sung Điều 4 Nghị định 15/2018/NĐ-CP:

(i) Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, hương liệu thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, vi chất dinh dưỡng (sau đây gọi chung là sản phẩm) trừ các sản phẩm quy định tại (ii) và Điều 6 Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

(ii) Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước, sản phẩm nhập khẩu nhằm phục vụ từ thiện và không dùng cho mục đích kinh doanh được miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm.

Xem thêm nội dung tại dự thảo Nghị định.

Cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hiện nay

Các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

- Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;

- Sơ chế nhỏ lẻ;

- Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

- Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;

- Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;

- Nhà hàng trong khách sạn;

- Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;

- Kinh doanh thức ăn đường phố;

- Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

Các cơ sở quy định trên phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng.

(Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP)

31

tin noi bat
Tin mới
Các tin khác