Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh khi bỏ Công an huyện (Đề xuất)

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh khi bỏ Công an huyện (Đề xuất).

Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh khi bỏ Công an huyện (Đề xuất) (Hình từ internet)

Bộ Công an đang lấy ý kiến về dự thảo Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự (sửa đổi). Trong đó, có đề xuất nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh khi bỏ Công an huyện.

dự thảo Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự (sửa đổi)

Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh khi bỏ Công an huyện (Đề xuất)

Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh được Bộ Công an đề xuất như sau: 

- Tổ chức công tác trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; phân loại và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết. 

- Tiến hành điều tra vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương từ Chương XIV đến Chương XXIV của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân, trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra Cơ quan An ninh điều tra của Công an nhân dân và thẩm quyền của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an quy định tại khoản 3 Điều 16 dự thảo Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự (sửa đổi). 

- Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn Công an cấp xã, các cơ quan của lực lượng Cảnh sát nhân dân thuộc Công an cấp tỉnh được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện hoạt động điều tra. 

- Kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm. 

- Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác điều tra, xử lý tội phạm trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh, 

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khi bỏ Công an huyện(Đề xuất)

Theo Điều 16 dự thảo Luật đề xuất nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an như sau:

- Tổ chức công tác trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; phân loại và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết. 

- Tiến hành điều tra vụ án hình sự thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, xảy ra trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc phạm tội liên quan đến nhiều quốc gia nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra; các vụ án đặc biệt nghiêm trọng thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy để điều tra lại.

- Hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ điều tra và kiểm tra việc chấp hành pháp luật, nghiệp vụ trong công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác điều tra, xử lý tội phạm đối với các cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh; chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn Công an cấp xã và cơ quan của lực lượng Cảnh sát nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện hoạt động điều tra. 

- Kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp khắc phục nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm. 

- Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác điều tra, xử lý tội phạm thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Cảnh sát điều tra của Công an nhân dân. 

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

 

20

tin noi bat
Tin mới
Các tin khác