Đã có văn bản hợp nhất Bộ luật Tố tụng hình sự mới nhất

Dưới đây là nội dung cập nhật về văn bản hợp nhất Bộ luật Tố tụng hình sự mới nhất hiện nay.

Đã có văn bản hợp nhất Bộ luật Tố tụng hình sự mới nhất

Đã có văn bản hợp nhất Bộ luật Tố tụng hình sự mới nhất (Hình từ internet)

Đã có văn bản hợp nhất Bộ luật Tố tụng hình sự mới nhất

Cụ thể, văn bản hợp nhất Bộ luật Tố tụng hình sự mới nhất là Văn bản hợp nhất 46/VBHN-VPQH ngày 28/02/2025 hợp nhất Bộ luật Tố tụng hình sự do văn phòng quốc hội ban hành.

Theo đó, văn bản được hợp nhất bao gồm:

- Bộ luật Tố tụng hình sự 2015;

- Luật số 02/2021/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015;

- Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2025;

- Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2026.

Quy định về hiệu lực của Bộ luật tố tụng hình sự

- Bộ luật tố tụng hình sự có hiệu lực đối với mọi hoạt động tố tụng hình sự trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Hoạt động tố tụng hình sự đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tiến hành theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.

Trường hợp người nước ngoài thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc tập quán quốc tế thì được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc tập quán quốc tế đó; trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì được giải quyết bằng con đường ngoại giao.

(Điều 3 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)

Trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm

(1) Trong phạm vi trách nhiệm của mình, cơ quan nhà nước phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Cơ quan nhà nước phải thường xuyên kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; phát hiện kịp thời hành vi vi phạm pháp luật để xử lý và thông báo ngay cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát mọi hành vi phạm tội xảy ra trong cơ quan và trong lĩnh vực quản lý của mình; kiến nghị và gửi tài liệu có liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát xem xét, khởi tố đối với người thực hiện hành vi phạm tội.

Thủ trưởng cơ quan nhà nước phải chịu trách nhiệm về việc không thông báo hoặc cung cấp thông tin sai sự thật về hành vi phạm tội xảy ra trong cơ quan và trong lĩnh vực quản lý của mình cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát.

(2) Tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ phát hiện, tố giác, báo tin về tội phạm; tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm.

(3) Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm tạo điều kiện để cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm.

(4) Cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu và tạo điều kiện để cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện nhiệm vụ.

(5) Cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc phát hiện và xử lý tội phạm. Khi phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì phải chuyển ngay các tài liệu, đồ vật có liên quan và kiến nghị Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát xem xét, khởi tố vụ án hình sự.

(6) Nghiêm cấm mọi hành vi cản trở hoạt động của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện nhiệm vụ.

(Điều 5 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)

96

tin noi bat
Tin mới
Các tin khác