Theo đó, các tổ chức, cá
nhân đang sản xuất, kinh doanh phân bón nếu chưa đáp ứng đủ điều kiện về sản
xuất, kinh doanh phân bón theo Nghị định số 202/2013/NĐ-CP thì trong vòng 2 năm, tính từ ngày
01/02/2014 (ngày Nghị định 202 có hiệu lực) phải bổ sung đủ điều
kiện.
Để đáp ứng đủ điều kiện
theo quy định, tổ chức, cá nhân cần chuẩn bị bổ sung trang thiết bị sản xuất,
đo lường, kiểm tra chất lượng sản phẩm phân bón; bổ sung hoàn thiện hệ thống xử
lý chất thải và hệ thống phòng cháy, chữa cháy theo quy định hiện hành; xác lập
quyền sở hữu trí tuệ về thương hiệu cho các sản phẩm phân bón.
Giấy tờ xuất trình
khi xuất nhập khẩu phân bón
Theo hướng dẫn của Bộ
Công Thương, tổ chức, cá nhân xuất nhập khẩu phân bón thực hiện các quy định về
điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu phân bón tại Điều 16, Điều 17 Nghị định số 202/2013/NĐ-CP.
Cụ thể, đối với phân bón vô cơ, các tổ chức chứng nhận do Bộ Công Thương chỉ
định. Với phân bón hữu cơ và phân bón khác, thì các tổ chức chứng nhận do Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định.
Để xuất khẩu phân bón, tổ
chức, cá nhân tạm thời xuất trình cơ quan Hải quan một số giấy tờ, tài liệu
sau: 01 bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu
tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành nghề về kinh
doanh phân bón do cơ quan có thẩm quyền cấp, chỉ xuất trình khi xuất khẩu lần
đầu; 01 bản sao hợp đồng với tổ chức, cá nhân nước nhập khẩu; Phiếu kiểm nghiệm
chất lượng lô phân bón xuất khẩu phù hợp với quy định của hợp đồng xuất khẩu.
Còn để nhập khẩu phân
bón, tổ chức, cá nhân tạm thời xuất trình cơ quan Hải quan một số giấy tờ, tài
liệu. Đối với trường hợp nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh thì xuất
trình 01 bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận
đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành nghề về kinh
doanh phân bón do cơ quan có thẩm quyền cấp, chỉ xuất trình khi nhập khẩu lần
đầu; 01 bản sao Thông báo tiếp nhận bản công bố hợp quy về chất lượng loại phân
bón nhập khẩu (đối với phân bón hữu cơ và phân bón khác) của Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn nơi có trụ sở chính cấp, chỉ xuất trình lần đầu khi nhập
khẩu cho mỗi loại phân bón; 01 Giấy chứng nhận hợp quy lô phân bón nhập khẩu
phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn công bố áp dụng do tổ
chức chứng nhận hợp quy phân bón được chỉ định cấp hoặc Phiếu kết quả thử
nghiệm/Giấy chứng nhận do một tổ chức thử nghiệm hoặc tổ chức chứng nhận phân
bón trong các nước ký kết Hiệp định/Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau cấp.
Đối với trường hợp
nhập khẩu để khảo nghiệm, nghiên cứu, làm hàng mẫu cần xuất trình 01 bản sao
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành nghề về kinh doanh phân bón do
cơ quan có thẩm quyền cấp, chỉ xuất trình khi nhập khẩu lần đầu.
Phải công bố hợp
quy trong vòng 12 tháng
Bộ Công Thương cũng yêu
cầu trong vòng 12 tháng, tính từ 1/2/2014, tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu
phân bón có tên trong Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử
dụng ở Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
phải chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy chất lượng đối với loại phân bón
đang thực hiện sản xuất, nhập khẩu.
Vân Lam
Theo Báo điện tử Chính phủ
20,791
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN