Ưu đãi về tín dụng
đầu tư
Cụ thể, Nhà đầu tư được
huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư thực hiện
các dự án điện sinh khối theo quy định của pháp luật hiện hành.
Các dự án điện sinh khối
được hưởng các ưu đãi về tín dụng đầu tư theo các quy định pháp luật hiện hành
về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
Miễn thuế nhập
khẩu, thu nhập doanh nghiệp
Đồng thời, dự án điện
sinh khối được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố
định cho dự án; hàng hóa nhập khẩu là nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong
nước chưa sản xuất được nhập khẩu để phục vụ sản xuất của dự án theo quy định
của pháp luật hiện hành về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Việc miễn, giảm thuế thu
nhập doanh nghiệp đối với dự án điện sinh khối được thực hiện như đối với dự án
thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành về thuế.
Ngoài ưu đãi về vốn đầu
tư và thuế, các dự án điện sinh khối và công trình đường dây và trạm biến áp để
đấu nối với lưới điện quốc gia được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo
quy định của pháp luật hiện hành áp dụng đối với dự án thuộc lĩnh vực ưu đãi
đầu tư.
Đầu tư dự án phải
phù hợp Quy hoạch
Quyết định cũng nêu rõ,
việc đầu tư xây dựng dự án điện sinh khối phải phù hợp với Quy hoạch phát triển
và sử dụng năng lượng sinh khối và quy hoạch phát triển điện lực các cấp được cơ
quan có thẩm quyền phê duyệt.
Đối với các dự án điện
sinh khối chưa có trong danh mục của quy hoạch phát triển và sử dụng năng lượng
sinh khối quốc gia và quy hoạch phát triển điện lực quốc gia được duyệt, chủ
đầu tư chịu trách nhiệm lập Hồ sơ đề nghị bổ sung quy hoạch, gửi Bộ Công Thương
thẩm định, trình Thủ tướng xem xét, quyết định.
Trong khi Quy hoạch phát
triển và sử dụng năng lượng sinh khối chưa được phê duyệt, việc đầu tư các dự
án điện sinh khối cần được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
Cũng theo Quyết định, chủ
đầu tư chỉ được phép khởi công xây dựng công trình điện sinh khối nối lưới,
ngoài các điều kiện quy định tại Điều 72 Luật
Xây dựng và các văn bản quy phạm
pháp luật liên quan, còn phải có: Giấy chứng nhận đầu tư, văn bản chấp thuận
mua điện của Bên mua điện; thỏa thuận đấu nối với Đơn vị phân phối hoặc Đơn vị
truyền tải điện (đối với dự án điện sinh khối nối lưới); ý kiến về thiết kế của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư
xây dựng công trình.
Phương Nhi
Theo Báo
điện tử Chính phủ
Dự án điện sinh khối là
dự án nhà máy phát điện chủ yếu sử dụng năng lượng sinh khối để sản xuất điện. Năng lượng sinh khối sử
dụng để sản xuất điện bao gồm: Phụ phẩm, phế thải trong sản xuất nông nghiệp,
chế biến nông lâm sản và các loại cây trồng khác có thể sử dụng làm nhiên
liệu cho sản xuất điện. |
4,105
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN