Phát biểu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tâp trung vào
"trận đánh lớn" của ngành giáo dục, đó là đổi mới thi cử. Ông nhấn mạnh
rằng việc đổi mới thi phải bàn kỹ vì công việc đổi mới không chỉ làm trong một
năm.
Ông Đam nói, có ý kiến cho rằng việc giảm số lượng môn thi từ
6 xuống 4 là lợi cho học sinh ở chỗ "đang gánh một gánh nặng 50 kg, cho
phép bỏ đi 20 kg". Nhưng quên mất nếu không cẩn thận, không đồng bộ
các cháu sẽ học lệch. Sau này ra đời kiến thức sẽ lệch lạc...”.

|
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Phạm
Vũ Luận tại hội thảo giám đốc sở GD-ĐT 63 tỉnh, thành sáng 13/2. Ảnh: Văn
Chung |
Theo ông Đam, việc đổi mới thi cử năm nay phải tính kỹ bởi một
số điểm cần lưu ý.
Đầu tiên là không nên thay đổi liên tục mà nên làm thí điểm ở
chỗ nhỏ, diện nhỏ để có ổn định tương đối.
“Đừng để cảnh học sinh bây giờ mấy tháng nữa thi vẫn hồi hộp
không biết năm nay thi môn gì, thi như thế nào”.
Ông Đam cũng nhấn mạnh tới việc kỳ thi phổ thông phải gắn liền
với thi tuyển sinh ĐH chứ không thể tách riêng.

|
Giám đốc các Sở GD-ĐT 63 tỉnh, thành tại hội
thảo sáng nay. Ảnh: Văn Chung |
Điểm cần lưu ý thứ hai, là không nên và không thể dẫn đến một
tình trạng sau một thời gian sẽ phân giáo viên làm 2 loại, tạm gọi "hạng
A", gồm giáo viên dạy những môn chắc chắn phải thi và "hạng B",
là giáo viên của những môn gần như không thi hoặc thi rất ít".
Còn chuyện "học hỏi các nước tiên tiến" không có
nghĩa là sao chụp nguyên văn, khẩn trương mà phải có lộ trình phù hợp.
Điểm cuối cùng, theo Phó Thủ tướng là những người làm quản
lý giáo dục đừng ngại thi thì tốn kém, mệt nhọc. "Nếu tốn kém và mệt nhọc
mà cần thiết để thúc đẩy các cháu học, để tuyển lựa xứng đáng thì không ngại".
Ông Đam lấy ví dụ nhỏ về chủ trương sẽ miễn thi cho 20% học
sinh, và bớt môn thi đi:
"Nghe qua, ai cũng hớn hở bởi thấy nhẹ đi. Nhưng thực tế,
đã có 98% tốt nghiệp thì tại sao đặt ra vấn đề miễn thi?” – ông Đam đặt câu hỏi.
Chưa giải quyết được "bệnh thành tích" Trao đổi với báo chí ngày 10/2, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển
cho biết, Bộ GD-ĐT cũng thừa nhận hiện nay bệnh thành tích chưa được giải quyết
triệt để và vấn đề kỷ cương, kỷ luật còn phải được tăng cường, nếu không khống
chế tỷ lệ được miễn thi thì sẽ có thể xuất hiện việc các trường nới lỏng khâu
kiểm tra, đánh giá để có nhiều học sinh được miễn thi không thực chất. Chính
vì vậy, Bộ không qui định các tiêu chí để xét cho tất cả học sinh đạt tiêu
chí đều được miễn thi mà khống chế chỉ 20% học sinh được miễn thi. |
Kiều
Oanh - Văn Chung(ghi)
Theo Vietnamnet
2,734
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN