Gần đây, Công ty A bị một số chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
tại Tòa Kinh tế TAND TP.HCM. Sau khi thụ lý, tòa đã yêu cầu phía Công ty A nộp
các báo cáo, tài liệu (tình hình hoạt động kinh doanh, các biện pháp đã thực hiện,
bảng kê chi tiết tài sản...) theo luật định.
Lúng túng khi DN
không hợp tác
Tuy nhiên, phía Công ty A không hợp tác, cố tình tìm lý do dây dưa kéo
dài, không nộp báo cáo, tài liệu theo yêu cầu của tòa. Vì vậy, tòa đã gặp khó
khăn trong việc ra quyết định mở thủ tục phá sản và tiến hành các bước tố tụng
tiếp theo.
Vướng mắc này đã được TAND Tối cao nhìn nhận. Theo TAND Tối cao, thực tế
rất nhiều doanh nghiệp (DN) và hợp tác xã (HTX) không cung cấp được đầy đủ các
tài liệu theo yêu cầu của các tòa địa phương. Hồ sơ pháp lý về các khoản nợ hết
sức sơ sài, thiếu chứng cứ để trả nợ và thu nợ vì không được chủ nợ cùng người
mang nợ đối chiếu... Cạnh đó, khoản 4 Điều 15 Luật Phá sản không quy định các
báo cáo, tài liệu phải được DN và HTX thực hiện trong khoảng thời gian nào.

Về chuyện này, Phó Chánh tòa Kinh tế TAND TP.HCM Nguyễn Công Phú đề nghị
Luật Phá sản cần bổ sung chế tài với chủ DN hoặc đại diện hợp pháp của DN, HTX
nếu không hợp tác với tòa. Cụ thể: Nâng mức phạt từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng
lên từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng khi các đối tượng trên có hành vi không
xuất trình cho tòa các báo cáo, tài liệu trong hạn luật định. Mặt khác, cần bổ
sung vào BLHS tội danh không chấp hành các quyết định, yêu cầu của tòa trong
quá trình tiến hành các thủ tục phá sản dù đã bị xử phạt vi phạm hành chính.
Phí phá sản: Còn
chưa rõ
Chủ nhiệm HTX B nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản ra Tòa Kinh tế nhưng
không có tiền nộp tạm ứng phí phá sản. Theo điểm b khoản 3 Điều 21 Luật Phá sản,
HTX B sẽ được Nhà nước tạm ứng ngân sách nộp phí phá sản nếu HTX “có các tài sản
khác”.
Thực tế, HTX B dù đã tạm ngưng hoạt động nhưng vẫn còn một số máy móc,
thiết bị. Dù vậy, tòa vẫn lúng túng bởi quy định trên của luật chưa rõ ràng. Chẳng
hạn, “tài sản khác” có giá trị tối thiểu là bao nhiêu, có cần xác định tính
thanh khoản của tài sản hay không? Thực tế, nếu giá trị tài sản nhỏ hơn nhiều
so với phí phá sản hay tài sản thuộc loại không thể bán thì sao? Trình tự, thủ
tục thực hiện phí phá sản do ngân sách tạm ứng ra sao?
Theo Thẩm phán Nguyễn Công Phú, Điều 21 Luật Phá sản cần bổ sung rõ các
điểm trên. Ngoài ra, người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp tiền tạm
ứng theo thông báo của tòa trước và sau khi tòa thụ lý đơn, trừ trường hợp người
nộp đơn là người lao động. Bổ sung thêm quy định phí phá sản sẽ được hoàn trả
cho người tạm ứng không phải là DN, HTX bị phá sản từ tài sản của DN, HTX bị
phá sản...
Xem lại quyền nộp
đơn yêu cầu
Ông Ngô Cường (Vụ Hợp tác Quốc tế - TAND Tối cao) góp ý: Pháp luật của
phần lớn các nước đều quy định các tội phạm về phá sản. Việc xác định ai là người
có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có ý nghĩa rất quan trọng.
Ví dụ những người quản lý DN đã không nộp đơn theo đúng quy định khi công ty của
họ ngừng thanh toán nợ, làm thiệt hại cho các chủ nợ thì có thể bị xem xét xử
lý về hình sự. Vì thế, khi sửa đổi Luật Phá sản cần cân nhắc về vấn đề này.
Cũng theo ông Cường, cần xem xét lại về chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu
mở thủ tục phá sản trong một số trường hợp. Chẳng hạn, đối với DNNN thì nên
giao quyền nộp đơn yêu cầu cho cơ quan có chức năng giám sát hoạt động của DN
đó thay cho đại diện chủ sở hữu (Điều 16 Luật Phá sản). Đồng thời, cũng nên xem
xét bỏ quy định về quyền nộp đơn của người lao động (Điều 14 Luật Phá sản) bởi
lẽ quy định này có thể không phù hợp với tâm lý người lao động. Thông thường họ
không muốn mất việc làm, do đó không lẽ họ lại yêu cầu “xóa bỏ” nơi họ làm việc.
Một chuyện khác, TAND Tối cao cho rằng khoản 1 Điều 13 Luật Phá sản chỉ
quy định cho các chủ nợ “không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần” quyền nộp
đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với DN, HTX. Như vậy là không công bằng và
làm mất đi quyền lựa chọn phương thức đòi nợ của chủ nợ “có bảo đảm”. Trong khi
đó, việc cho chủ nợ “có bảo đảm” quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản sẽ góp phần sớm
phát hiện khả năng mất thanh toán của DN, HTX. Tòa có thể can thiệp sớm, giúp
DN, HTX phục hồi hoạt động kinh doanh...
Ngoài ra, Luật Phá sản quy định người lao động không được tự nộp đơn
yêu cầu mở thủ tục phá sản mà phải cử người đại diện hoặc thông qua đại diện
công đoàn để thực hiện. Việc cử người đại diện trong luật quy định rất phức tạp,
khó thực thi và gây ra nhiều khó khăn cho người lao động, cần xem lại để không
vô hiệu hóa quy định này. Cạnh đó, nên bổ sung thêm quyền nộp đơn mở thủ tục
phá sản của các cơ quan quản lý chuyên ngành như Ngân hàng Nhà nước, cơ quan Bảo
hiểm tiền gửi, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước... Vì đây là các cơ quan giám sát hoạt
động của DN hoạt động trong những lĩnh vực này nên sẽ sớm phát hiện nguy cơ mất
khả năng thanh toán của DN.
Còn cứng nhắc Khoản 1 Điều 27
Luật Phá sản quy định kể từ thời điểm tòa thụ lý đơn yêu cầu giải quyết phá sản,
tất cả bản án mà theo đó DN mắc nợ có nghĩa vụ thi hành đều bị tạm đình chỉ.
Quy định này cơ bản là đúng nhưng còn cứng nhắc, không hợp lý trong một số
trường hợp. Một thẩm phán
Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM Không mở thủ tục phá sản Nên quy định cụ
thể các trường hợp tòa ra quyết định không mở thủ tục phá sản, trong đó bao gồm
các trường hợp sau: Người nộp đơn
yêu cầu mở thủ tục phá sản không nộp tiền tạm ứng phí phá sản. Người nộp
đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (không phải là DN phá sản) rút đơn yêu cầu. DN không
chấp hành đúng pháp luật kế toán (không lập sổ sách, chứng từ kế toán đầy đủ
theo quy định) nên không có căn cứ xác định DN mất khả năng thanh toán nợ là
do kinh doanh thua lỗ hay do cố ý làm thất thoát tài sản. Vắng mặt
đại diện hợp pháp của DN mà kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán của
DN, HTX không còn làm việc tại DN, HTX hoặc còn đang làm việc nhưng từ chối
tham gia tố tụng. Thẩm phán NGUYỄN
CÔNG PHÚ, Phó Chánh tòa Kinh tế TAND TP.HCM |
HOÀNG YẾN
Pháp luật TP
5,228
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN