Ngày 15/3, trao đổi với VnExpress.net, ông Đỗ
Văn Quốc, Vụ trưởng Vụ Tài chính (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết, sau
khi Chính phủ ban hành Nghị định về Quỹ bảo trì đường bộ, liên ngành
Giao thông - Tài chính sẽ soạn thảo thông tư hướng dẫn về mức thu,
phương thức thu. Dự kiến thông tư sẽ ban hành vào tháng 4 để các chủ
phương tiện bắt đầu nộp phí từ 1/6.
Là đơn vị dự thảo thông tư hướng dẫn, Tổng cục phó
Tổng cục Đường bộ Việt Nam Nguyễn Văn Quyền cho hay, kế hoạch xây dựng
mức thu vẫn như dự thảo đã công bố trước đây. Ôtô thu 180.000 -
1.440.000 đồng mỗi tháng tùy loại xe; môtô, xe máy thu 80.000 - 150.000
đồng mỗi năm. Ví dụ, với xe 4 chỗ ngồi thì mức thu 180.000 đồng mỗi
tháng (hơn 2 triệu đồng mỗi năm).
Theo ông Quyền, phương án tối ưu nhất là sẽ thu phí
ôtô khi kiểm định, còn việc thu phí xe máy sẽ do chính quyền địa phương
đảm nhận. Trách nhiệm của chính quyền địa phương là phải huy động các
nguồn lực để xây dựng hạ tầng.
Trả lời câu hỏi việc thu phí bảo trì theo đầu phương
tiện có thể không công bằng với xe ít lưu hành, ông Quyền cho biết, có
trường hợp sử dụng xe ít, có người sử dụng nhiều, song đều cần đóng góp
để bảo trì đường bộ.
"Chúng tôi cũng từng đề xuất thu phí qua xăng dầu,
nhiều nước thu theo cách này. Song khi đó cũng có ý kiến là không công
bằng do một số lĩnh vực không có mục đích giao thông vẫn phải nộp phí.
70% phương tiện dùng dầu diezen không phải sử dụng đường bộ", ông Quyền
nói.
 |
Mỗi năm, phí đường bộ sẽ bổ sung thêm 5.900 tỷ đồng để bảo trì các tuyến đường. Ảnh: Hoàng Hà.
|
Sau khi thu phí bảo trì, các trạm thu phí đường bộ sẽ
có lộ trình giải tán, chỉ có các trạm thu phí BOT vẫn tiếp tục hoạt
động. Để sử dụng nguồn vốn từ quỹ bảo trì đường có hiệu quả, lãnh đạo
Tổng cục đường bộ cho biết, sẽ tổ chức đặt hàng, đấu thầu công khai việc
sửa chữa đường bộ đối với doanh nghiệp, cả tư nhân và cổ phần, và minh
bạch công tác kiểm tra, nghiệm thu, thanh toán.
"Chúng tôi có ý thức, có trách nhiệm làm đúng, công
khai minh bạch để đảm bảo sử dụng tốt quỹ bảo trì đường bộ", ông Quyền
khẳng định.
Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải
Việt Nam, cần phải thu phí bảo trì đường bộ vì cần vốn cho duy tu, sửa
chữa đường, Luật giao thông đường bộ cũng đã quy định. Tuy nhiên, sau
khi thu phí này thì phải xóa các trạm thu phí trên đường, như xóa trạm
thu phí trên quốc lộ 1, gần cao tốc Trung Lương.
"Tôi tin rằng sau khi có phí bảo trì thì sẽ không thu
phí lưu hành phương tiện như đề xuất của Bộ GTVT vì sẽ làm 'phí chồng
lên phí'", ông Hùng nói.
Năm 2010, trong dự thảo trình Thủ tướng về Quỹ bảo trì
đường bộ, Bộ Giao thông vận tải đã đề xuất mức thu phí ôtô theo 7
nhóm. Mức thấp nhất đối với ôtô dưới 12 chỗ, xe tải dưới 2 tấn là
180.000 đồng một tháng; mức cao nhất đối với xe tải từ 18 tấn trở lên,
xe chở hàng bằng container 40 feet là 1,44 triệu đồng một tháng. Môtô,
xe gắn máy thu 80.000 - 120.000 đồng một năm. Theo phương án này, mỗi năm cả nước sẽ thu được hơn
5.900 tỷ đồng và ngân sách nhà nước bổ sung khoảng 6.300 tỷ đồng để bảo
trì, sửa chữa đường bộ. Cả nước hiện có hơn 256.600 km đường bộ, trong đó hơn
17.200 km quốc lộ, 23.530 km tỉnh lộ... Tuy nhiên, mỗi năm chỉ nâng cấp
và bảo trì được trên 1.000 km quốc lộ, 10.000 m mặt cầu và một số đường
hướng tâm tới các đô thị lớn. Tình trạng kỹ thuật đường bộ còn kém,
đường hẹp, mặt đường chưa đảm bảo, sụt trượt còn xảy ra thường xuyên,
gây ách tắc giao thông. |
Đoàn Loan
4,958
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN