Nghị
quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2016. Tại
Nghị quyết này, Chính phủ yêu cầu các cấp, các ngành chủ động điều tiết bảo đảm
cân đối cung cầu, soát chặt chẽ giá cả hàng hóa, dịch vụ; kịp thời hỗ trợ, động
viên, bảo đảm cho các hộ nghèo, các đối tượng chính sách, người có công, người
có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa
đón Tết cổ truyền; tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, lễ hội trong dịp Tết
Nguyên đán, bảo đảm vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, phù hợp với thuần
phong, mỹ tục và nếp sống văn minh; quyết liệt khắc phục kịp thời tình trạng ùn
tắc, giảm thiểu tai nạn giao thông; chủ động chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương
triển khai các biện pháp cụ thể phòng, chống rét đậm, rét hại, dịch bệnh.
Điều
chỉnh phân công công tác của một số thành viên Chính phủ
Thực hiện sự phân công của Bộ Chính trị
đối với một số đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị và Bí thư Trung ương Đảng; xét đề
nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng
Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng điều chỉnh phân công công tác của một số
thành viên Chính phủ.
Cụ thể, đồng chí Hoàng Trung Hải, Phó Thủ
tướng Chính phủ thôi phụ trách các lĩnh vực công tác được phân công tại Quyết định
1476/QĐ-TTg ngày 25/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phân công công tác của
Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ, để nhận nhiệm vụ mới.
Giao Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giúp
Thủ tướng Chính phủ tiếp nhận và phụ trách các lĩnh vực công tác do Phó Thủ tướng
Hoàng Trung Hải phụ trách trước đây.
Đồng chí Đinh La Thăng, Bộ trưởng Bộ
Giao thông vận tải giao đồng chí Nguyễn Hồng Trường, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận
tải phụ trách điều hành công tác của Bộ, để nhận nhiệm vụ mới.
Đồng chí Nguyễn Văn Nên, Bộ trưởng, Chủ
nhiệm Văn phòng Chính phủ giao đồng chí Nguyễn Khắc Định, Ủy viên Ban chấp hành
Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ phụ trách điều hành công tác
của Văn phòng Chính phủ, để nhận nhiệm vụ mới.
2
trường hợp chuyên gia là người lao động nước ngoài
Nghị định quy định chi tiết thi hành một
số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam đã được
Chính phủ ban hành.
Nghị định này quy định chi tiết thi hành
Bộ luật Lao động về cấp giấy phép lao động cho lao động là công dân nước ngoài
vào làm việc tại Việt Nam; việc trục xuất lao động là công dân nước ngoài làm
việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động.
Trong đó, Nghị định quy định chuyên gia
là người lao động nước ngoài thuộc một trong 2 trường hợp:
1- Có văn bản xác nhận là chuyên gia của
cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài.
2- Có bằng đại học trở lên hoặc tương
đương và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo
phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại
Việt Nam; trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Chương
trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chương
trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2016.
Mục tiêu của thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí (THTK, CLP) năm 2016 là tiếp tục đẩy mạnh công tác THTK, CLP trong mọi
lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội để sử dụng hiệu quả nguồn lực và góp phần
tích cực bổ sung nguồn lực thực hiện các mục tiêu tăng trưởng, phát triển kinh
tế, ổn định đời sống, tiêu dùng của nhân dân, bảo đảm an sinh, xã hội.
THTK, CLP được thực hiện trên tất cả các
lĩnh vực theo quy định của Luật THTK, CLP. Trong năm 2016, tiếp tục đẩy mạnh việc
quản lý chặt chẽ, tiết kiệm chi tiêu ngân sách nhà nước để giảm chi thường
xuyên, góp phần cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước. Dự toán năm 2016 bố trí cho
các Bộ, cơ quan, đơn vị triệt để tiết kiệm. Trong đó, tiết kiệm 10% chi thường
xuyên (không kể tiền lương và các khoản có tính chất lương) để tạo nguồn cải
cách tiền lương
Kế
hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016-2020
Mục tiêu của Kế hoạch cải cách hành
chính nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 mà Thủ tướng Chính phủ đã ban hành là tiếp
tục đẩy mạnh triển khai thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà
nước giai đoạn 2011 - 2020 theo Nghị quyết số 30c/NQ-CP của Chính phủ, đảm bảo
hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước trong giai đoạn
II (2016 - 2020). Trong đó, tập trung thực hiện các trọng tâm cải cách hành
chính giai đoạn 2016 - 2020 là: Cải cách thể chế; xây dựng, nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chú trọng cải cách chính sách tiền lương
nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, công chức, viên chức thực thi công vụ có
chất lượng và hiệu quả cao; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng
dịch vụ công.
Đồng thời, khắc phục những tồn tại, hạn chế,
bất cập trong quá trình triển khai thực hiện giai đoạn 2011 - 2015 của Chương
trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước theo Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày
08/11/2011 của Chính phủ; gắn kết công tác cải cách hành chính của các bộ,
ngành và địa phương; tăng cường trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan, đơn vị và
người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong việc triển khai nhiệm
vụ cải cách hành chính. Nâng cao chất lượng, hiệu quả của cải cách hành chính để
phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đến năm 2020
112
là đầu số cứu nạn khẩn cấp
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án tổ
chức thông tin liên lạc khẩn cấp dùng chung cho các tình huống tìm kiếm, cứu nạn.
Mục tiêu của Đề án tổ chức thông tin
liên lạc khẩn cấp dùng chung cho các tình huống tìm kiếm, cứu nạn là xây dựng
mô hình kỹ thuật thông tin liên lạc phục vụ tiếp nhận thông tin yêu cầu trợ
giúp khẩn cấp dùng chung cho các tình huống tìm kiếm, cứu nạn phù hợp với thông
lệ quốc tế và thực tế hoạt động chỉ đạo, điều hành tìm kiếm, cứu nạn hiện nay tại
Việt Nam nhằm tăng cường hiệu quả công tác tìm kiếm, cứu nạn, giảm thiểu các
thiệt hại về người và tài sản của nhà nước và nhân dân; thiết lập thêm một số
điện thoại liên lạc (số 112) để tiếp nhận yêu cầu trợ giúp khẩn cấp trên phạm
vi toàn quốc, có khả năng kết nối đến các hệ thống liên lạc khẩn cấp hiện có, từng
bước tiến tới sử dụng thống nhất một số điện thoại liên lạc khẩn cấp để phục vụ
tiếp nhận yêu cầu tìm kiếm cứu nạn chung cho mọi tình huống.
Tăng
cường phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và chống hạn, xâm nhập mặn
Trong tuần qua, Thủ tướng Chính phủ có
Chỉ thị số 3/CT-TTg yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác
phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn giai đoạn 2016 - 2020 và Chỉ thị số
4/CT-TTg yêu cầu các Bộ, ngành liên quan và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương triển khai ngay các biện pháp cấp bách phòng, chống hạn, xâm nhập mặn.
Tại Chỉ thị số 3/CT-TTg, Thủ tướng Chính
phủ yêu cầu Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai chủ trì, phối hợp
với Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các Bộ, ngành,
địa phương tiếp tục rà soát, cập nhật phương án ứng phó với các tình huống
thiên tai cụ thể có thể xảy ra trên địa bàn theo từng cấp độ rủi ro thiên tai,
trong đó tập trung xây dựng kế hoạch, phương án chi tiết ứng phó với bão mạnh,
siêu bão, mưa lũ đặc biệt lớn và nắng nóng - hạn hán kéo dài, sạt lở đất trên
diện rộng, động đất, sóng thần,… tổ chức, chỉ đạo xây dựng các công cụ hỗ trợ
điều hành theo thời gian thực để chủ động triển khai thực hiện khi có tình huống
xảy ra, nhất là đối với bão mạnh, siêu bão, lũ lớn, hạn hán và điều tiết hồ chứa
nước.
Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn chủ
trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục rà soát phương tiện, trang thiết
bị phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn, từng bước đầu tư, hiện đại hóa, nâng cao
năng lực cho lực lượng tìm kiếm cứu nạn nhằm đáp ứng yêu cầu cứu hộ, cứu nạn
trong mọi tình huống; chỉ đạo rà soát phương án cứu hộ cứu nạn trong các tình
huống thiên tai, trong đó cần chú trọng việc phối hợp và bố trí lực lượng,
phương tiện tại những khu vực trọng điểm để huy động kịp thời khi có yêu cầu...
Trong Chỉ thị số 4/CT-TTg, Thủ tướng
Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo
các cơ quan chuyên môn kiểm tra, đánh giá nguồn nước trữ tại các hồ chứa và hệ
thống thủy lợi trên địa bàn; tính toán cân bằng nước, rà soát, bổ sung phương
án phòng, chống hạn, xâm nhập mặn; căn cứ tình hình cụ thể về nguồn nước và khả
năng cấp nước, tiếp tục điều chỉnh cơ cấu cây trồng phù hợp theo hướng chuyển đổi
diện tích trồng lúa ở vùng hạn hán, thiếu nước sang cây trồng cạn hoặc dừng
canh tác; ưu tiên cấp nước cho sinh hoạt, chăn nuôi gia súc...
Công
điện chấn chỉnh tình trạng "xe dù, bến cóc"
Thủ tướng Chính phủ có công điện về việc
tiếp tục chấn chỉnh tình trạng "xe dù, bến cóc" trong hoạt động vận tải
hành khách bằng xe ô tô.
Trong công điện, Thủ tướng Chính phủ yêu
cầu Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông vận tải phối hợp
với Cảnh sát giao thông và lực lượng chức năng tại các địa phương tăng cường tuần
tra, kiểm soát hoạt động vận tải hành khách tại các địa điểm có hiện tượng
"xe dù, bến cóc"; tiến hành thanh tra các doanh nghiệp vi phạm; chỉ đạo
sử dụng dữ liệu trích xuất từ thiết bị giám sát hành trình về kinh doanh và điều
kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô để làm cơ sở xử lý nghiêm đối với các tổ
chức, cá nhân vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông, nhất là đối với
hành vi kinh doanh vận tải hành khách trái phép, hoạt động sai hành trình tuyến
đã đăng ký, dừng, đỗ, đón, trả khách không đúng nơi quy định...
Tăng
cường chống buôn lậu xăng dầu trên biển
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Trưởng
Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo
389 quốc gia) yêu cầu các lực lượng chức năng tăng cường phối hợp với Bộ đội
Biên phòng, Cảnh sát biển trao đổi thông tin, thống nhất kế hoạch đấu tranh, đảm
bảo triệt phá tận gốc các đường dây, ổ nhóm buôn lậu, vận chuyển trái phép xăng
dầu trên biển.
Phương Nhi
Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ
3,064