Quy định bảo hiểm bắt
buộc trong đầu tư xây dựng
Chính phủ đã ban hành Nghị
định quy định bảo hiểm bắt buộc
trong hoạt động đầu tư xây dựng. Theo đó, trừ các công trình liên quan đến quốc
phòng, an ninh và bí mật nhà nước, chủ đầu tư hoặc nhà thầu trong trường hợp
phí bảo hiểm công trình đã được tính vào giá hợp đồng phải mua bảo hiểm công
trình trong thời gian xây dựng đối với các công trình sau:
- Công trình, hạng mục công trình có ảnh hưởng đến an
toàn cộng đồng quy định tại Phụ lục II Nghị
định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của
Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo
trì công trình xây dựng và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
- Công trình đầu tư xây dựng có ảnh hưởng lớn đến môi trường
thuộc danh mục dự án phải thực hiện đánh giá tác động môi trường theo quy định
tại Phụ lục II và Phụ lục III Nghị
định 18/2015/NĐ-CPngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ
môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế
hoạch bảo vệ môi trường và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
- Công trình có yêu cầu kỹ thuật đặc thù, điều kiện thi
công xây dựng phức tạp theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật
khác có liên quan.
Chiến lược phát triển
ngành Thanh tra
Chiến lược phát triển ngành Thanh tra đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Một trong những nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược là kiện
toàn tổ chức, bộ máy của các cơ quan Thanh tra. Cụ thể, giai đoạn từ nay đến
năm 2020, tiếp tục kiện toàn về tổ chức và hoạt động của các cơ quan, đơn vị
chuyên trách về tiếp công dân, xử lý sau thanh tra ở các cơ quan thanh tra bộ,
ngành, địa phương theo Luật Thanh tra và pháp luật khác có liên quan nhằm thực
hiện đúng, đầy đủ các nội dung quản lý nhà nước về tiếp công dân và về thanh
tra; kiện toàn tổ chức, bộ máy của cơ quan, đơn vị phòng, chống tham nhũng
trong các cơ quan thanh tra nhà nước. Giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030, xây dựng
các cơ quan thanh tra tập trung, thống nhất theo cấp hành chính gồm 2 cấp, cấp
Trung ương và cấp tỉnh.
Hỗ trợ giải quyết việc
làm cho người lao động bị thu hồi đất
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết
định phê duyệt chính sách hỗ trợ đào
tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất.
Theo Quyết định, đối tượng áp dụng là người lao động bị
thu hồi đất gồm: 1- Người lao động thuộc hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất
nông nghiệp theo quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều 19 Nghị
định số 47/2014/NĐ-CP (trừ trường hợp
hộ gia đình, cá nhân là cán bộ, công nhân viên của nông trường quốc doanh, lâm
trường quốc doanh đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ
cấp) khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà được bồi thường bằng tiền đối với
diện tích đất nông nghiệp thu hồi (người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp);
2- Người lao động thuộc hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất ở kết hợp
kinh doanh, dịch vụ mà phải di chuyển chỗ ở (người lao động bị thu hồi đất kinh
doanh).
Các đối tượng trên sẽ được Nhà nước hỗ trợ đào tạo nghề,
giải quyết việc làm khi có nhu cầu đào tạo nghề, giải quyết việc làm và phải
trong độ tuổi lao động.
Kế hoạch tinh giản
biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết
định về kế hoạch của Chính phủ thực
hiện Nghị
quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của
Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức.
Kế hoạch nêu rõ, kiên trì chủ trương tinh giản biên chế
cán bộ, công chức, viên chức, bảo đảm đến năm 2021, về cơ bản không tăng tổng
biên chế của Bộ, ngành ở Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương so với
biên chế được giao của năm 2015; chỉ tuyển dụng số cán bộ, công chức, viên chức
mới không quá 50% số cán bộ, công chức, viên chức đã ra khỏi biên chế sau khi
thực hiện tinh giản biên chế và không quá 50% số biên chế của cán bộ, công chức,
viên chức đã giải quyết chế độ nghỉ hưu đúng tuổi hoặc thôi việc theo quy định
của pháp luật trong các cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập
từ Trung ương đến địa phương.
Hàng năm, giảm 50% số biên chế thuộc diện tinh giản và giảm
50% biên chế của số cán bộ, công chức, viên chức nghỉ hưu đúng tuổi hoặc thôi
việc theo quy định trong các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công
lập từ Trung ương đến địa phương...
Tăng cường công tác
phòng cháy, chữa cháy
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, UBND tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ để tăng
cường hiệu lực, hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy tại khu dân cư, chung
cư, chợ và trung tâm thương mại.
9 KKT cửa khẩu được tập
trung đầu tư phát triển giai đoạn 2016-2020
Thủ tướng Chính phủ đồng ý lựa
chọn 9 khu kinh tế (KKT) cửa khẩu trọng
điểm để tập trung đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn
2016-2020.
Cụ thể, 9 KKT cửa khẩu trên gồm: KKT cửa khẩu Móng Cái, tỉnh
Quảng Ninh; KKT cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn; KKT cửa khẩu Lào
Cai, tỉnh Lào Cai; KKT cửa khẩu tỉnh Cao Bằng; KKT cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, tỉnh
Hà Tĩnh; KKT cửa khẩu Cha Lo, tỉnh Quảng Bình; KKT - thương mại đặc biệt Lao Bảo,
tỉnh Quảng Trị; KKT cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh; KKT cửa khẩu tỉnh An
Giang.
Kiểm soát chặt chất
lượng phân bón, thức ăn chăn nuôi
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các Bộ, ngành liên
quan tăng cường công tác phòng, chống sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém
chất lượng là phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi,
thức ăn thủy sản và chất cấm dùng trong chế biến thực phẩm, trong chăn nuôi.
Phương Nhi
Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ
3,296