Thông tư 55 thay thế Thông tư liên tịch
số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN
(gọi tắt Thông tư 44) ngày 07/5/2007, trong đó có nhiều điểm mới.
Cụ
thể hóa đối tượng áp dụng và nguyên tắc áp dụng định mức
Nếu như Thông tư 44 chỉ quy định đối tượng
áp dụng là “các đề tài nghiên cứu khoa học, dự án sản xuất thử nghiệm, dự án
khoa học và công nghệ (KH&CN) có sử dụng ngân sách nhà nước, các hoạt động
phục vụ công tác quản lý các đề tài, dự án KH&CN của cơ quan có thẩm quyển”
thì tại Thông tư 55 quy định đối tượng áp dụng rất cụ thể và rõ ràng.
Cụ thể, “Thông tư này áp dụng đối với
các cơ quan quản lý nhiệm vụ KH&CN và cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm
vụ KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước; các tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm
vụ KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên
quan”.
Thông tư 55 cũng quy định cụ thể nguyên
tắc áp dụng định mức xây dựng và phân bổ dự toán; các loại nhiệm vụ KH&CN
có sử dụng ngân sách nhà nước; chức danh thực hiện nhiệm vụ KH&CN.
Từ ngày 01/01/2014, Luật
Khoa học và Công nghệ số 29/2013/QH có hiệu lực thi hành và Nghị định số 08/2014/NĐ-CP
ngày 27/01/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Khoa học và Công nghệ có hiệu lực thi hành từ ngày 15/3/2014. Do vậy,
Thông tư 55 quy định chi tiết các loại nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách
nhà nước cho phù hợp với Luật KH&CN, đó là các loại nhiệm vụ KH&CN có sử
dụng ngân sách nhà nước được quy định tại Điều 25, 26, 27 và 28 Nghị định số
08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014.
Ngoài ra, Thông tư cũng quy định cụ thể
và chi tiết nguyên tắc áp dụng định mức xây dựng và phân bổ dự toán; chức danh
thực hiện nhiệm vụ KH&CN.
Xây
dựng dự toán căn cứ vào hệ số tiền công ngày
Theo Thông tư 44, việc xây dựng dự toán
nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước căn cứ vào các chuyên đề,
nhưng đối với Thông tư 55 thì căn cứ vào hệ số tiền công ngày cho các chức danh
thực hiện nhiệm vụ KH&CN.
Tiền công trực tiếp cho các chức danh thực
hiện nhiệm vụ KH&CN được tính theo ngày công lao động quy đổi và mức lương
cơ sở do Nhà nước quy định tại thời điểm xây dựng dự toán.
Căn cứ khả năng, nguồn lực, đặc thù,
trình độ hoạt động KH&CN của cơ quan, đơn vị, các Bộ, cơ quan trung ương, địa
phương có trách nhiệm hướng dẫn, ban hành định mức chi tiền công của các Hội đồng
của nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ, cấp tỉnh, cấp cơ sở để thực hiện thống nhất
trong phạm vi Bộ, cơ quan trung ương và địa phương, đảm bảo không vượt quá định
mức quy định.
Bổ
sung định mức thuê chuyên gia phối hợp nghiên cứu
Thông tư 55 nêu rõ, trường hợp thuê
chuyên gia trong nước theo ngày công thì mức dự toán thuê chuyên gia trong nước
không quá 40.000.000 đồng/người/tháng (22 ngày/1 tháng).
Tổng dự toán kinh phí thực hiện nội dung
chi thuê chuyên gia trong nước không quá 30% tổng dự toán kinh phí chi tiền
công trực tiếp thực hiện nhiệm vụ KH&CN quy định.
Tổng dự toán kinh phí thực hiện nội dung
chi thuê chuyên gia ngoài nước không quá 50% tổng dự toán kinh phí chi tiền
công trực tiếp thực hiện nhiệm vụ KH&CN quy định.
Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước chịu trách nhiệm về nội dung
và mức kinh phí thuê chuyên gia ngoài nước.
Trong trường hợp đặc biệt, nhiệm vụ
KH&CN có dự toán thuê chuyên gia trong nước vượt quá 40.000.000 đồng/người/tháng
hoặc tổng dự toán kinh phí thực hiện nội dung chi thuê chuyên gia trong nước vượt
quá 30% tổng dự toán kinh phí chi tiền công trực tiếp thực hiện nhiệm vụ
KH&CN quy định hoặc tổng dự toán kinh phí thực hiện nội dung chi thuê
chuyên gia ngoài nước vượt quá 50% tổng dự toán kinh phí chi tiền công trực tiếp
thực hiện nhiệm vụ KH&CN quy định thì đối với nhiệm vụ KH&CN cấp quốc
gia, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách
nhà nước quyết định phê duyệt và chịu trách nhiệm sau khi có ý kiến bằng văn bản
của Bộ KH&CN.
Thay
đổi một số định mức chi quản lý nhiệm vụ KH&CN
Định mức chi hoạt động của các Hội đồng
trong Thông tư 55 có sự thay đổi so với Thông tư 44, có một số định mức cao
hơn, nhưng cũng có định mức thấp hơn. Đồng thời đơn vị tính cũng có thay đổi.
Cụ thể: Đối với nội dung chi họp Hội đồng
tư vấn xác định nhiệm vụ KH&CN và Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp
tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ KH&CN thì đơn vị tính là Hội đồng (theo
Thông tư 44 đơn vị tính là đề tài, dự án); chi nhận xét đánh giá, chi thẩm định
nội dung, chi tư vấn nghiệm thu chính thức tính trên nhiệm vụ như Thông tư 44,
tuy nhiên khung định mức chi tối đa có sự thay đổi.
Thông tư 55 còn quy định thêm chức danh
Phó chủ tịch hội đồng; đồng thời chi tư vấn tuyển chọn, xét chọn tổ chức, cá
nhân chủ trì không căn cứ vào nhiệm vụ có bao nhiêu hồ sơ đăng ký mà căn cứ vào
phiếu nhận xét đánh giá và không quy định khung định mức phân bổ ngân sách đối
với hoạt động thực hiện đề tài, dự án KH&CN.
Ngoài ra, dự toán kinh phí quản lý chung
nhiệm vụ KH&CN bằng 5% tổng dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ KH&CN
có sử dụng ngân sách nhà nước nhưng tối đa không quá 200 triệu đồng.
Công
bố kết quả nghiên cứu và chi đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích
Thông tư 55 cũng đưa ra quy định cụ thể
về việc công bố kết quả nghiên cứu và chi đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích.
Nội dung chi công bố kết quả nghiên cứu
(đã được công bố) và chi đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (đã được cấp bằng)
được thanh toán trực tiếp tại Quỹ Phát triển KH&CN quốc gia theo quy định tại
khoản 2 Điều 13 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển KH&CN quốc
gia ban hành kèm theo Nghị định số 23/2014/NĐ-CP
ngày 03/4/2014 của Chính phủ về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển
KH&CN quốc gia.
Lâm Hoàn
Theo
Tổng Cục Hải Quan
10,204
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN