Việc tách riêng này sẽ tạo ra hai cơ hội
lựa chọn GPLX, gồm: Lái 2 loại xe số tự động + số sàn (như hiện nay) và chỉ được
lái xe số tự động.
Tháng 9/2015, GPLX sẽ được tách riêng 2
loại (ảnh minh họa: Việt Hưng)
Với người lái xe số tự động, thời gian
đào tạo và sát hạch lái xe số tự động ngắn hơn so với chương trình đào tạo cũ
(giảm 60 tiết), chi phí có thể thấp hơn - mức phí cụ thể phụ thuộc từng đơn
vị đào tạo trên cơ sở có sự chấp thuận của sở giao thông các tỉnh,
thành. Tuy nhiên, GPLX này sẽ giới hạn người tham gia giao thông chỉ được lái
xe số tự động.
Ông Quyền cho biết, Tổng cục Đường bộ Việt
Nam đã trình Bộ Giao thông Vận tải dự thảo sửa đổi Thông tư 46 về
đào tạo, cấp GPLX số tự động theo kinh nghiệm mà một số nước đang áp dụng
(Hàn Quốc, Thái Lan). Về cơ bản, các cơ quan chuyên môn của Bộ Giao thông vận tải
đã đồng ý, Thông tư sẽ được trình Chính phủ trong tháng 6 này và đến tháng 9
thì sẽ triển khai chương trình đào tạo, sát hạch và cấp GPLX số tự động cho những
người có nhu cầu sử dụng.
“GPLX ô tô số tự động giải quyết
nhu cầu học của một bộ phận người dân có nhu cầu sử dụng, GPLX này không
có giá trị thay thế các loại giấy phép lái xe hiện nay” - ông Quyền
nhấn mạnh.
Trước đó, từ đầu tháng 5, Bộ Giao thông
vận tải đã đưa ra chủ trương cấp thêm GPLX số tự động. Bộ này yêu cầu các cơ
quan liên quan rà soát, nghiên cứu các quy định cả trong nước và quốc tế để đề
xuất việc đào tạo sát hạch và cấp GPLX theo hướng đáp ứng nhu cầu thực tế của
người dân, phù hợp với thực tiễn, theo quan điểm: “Cần nghiên cứu, thay đổi chương
trình đào tạo theo hướng nếu anh đăng ký đào tạo, sát hạch xe số tự động, tôi cấp
GPLX số tự động. Anh muốn học và thi xe sàn, tôi cấp bằng tương ứng”.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến nêu ra góp ý về
chủ trương này cho rằng, việc tách GPLX số tự động chỉ đáp ứng nhu cầu của
không nhiều người sử dụng, trong khi đó sẽ phải bỏ ra hàng nghìn tỷ đồng để đầu
tư cơ sở hạ tầng và phương tiện đào tạo, sát hạch. Đặc biệt, nếu không kiểm
soát chặt người sử dụng sẽ “đe dọa” an toàn giao thông.
Sẽ cấp
đổi GPLX qua đường bưu điện
Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết đang
nghiên cứu chủ trương phối hợp với ngành bưu điện để làm dịch vụ đổi GPLX. Việc
này nhằm cải cách hành chính công, giảm thời gian và chi phí đi lại cho người
dân.
Theo ông Nguyễn Văn Quyền - Phó Tổng cục
trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, ngành bưu điện đang xúc tiến chủ trương này
và đề xuất với Tổng cục Đường bộ Việt Nam những nội dung công việc có liên
quan.
Cụ thể, phía bưu điện sẽ là đầu mối thực
hiện việc đổi GPLX cho người có nhu cầu, bao gồm: Làm các thủ tục giấy tờ, chụp
ảnh, lấy vân tay… Bên bưu điện sẽ có trách nhiệm truyền hồ sơ dữ liệu về Sở
Giao thông vận tải thực hiện việc cấp đổi GPLX. Chi phí dịch vụ đổi GPLX sẽ do
phía bưu điện tính toán nhưng phải đảm bảo hợp lí.
“Nếu đưa về được một mối là bưu điện thì
sẽ thuận lợi cho những người cần đổi GPLX ở quá xa Sở Giao thông vận tải, nhất
là khu vực miền núi. Khi đó, người dân giảm được thời gian tới cơ quan cấp đổi
GPLX và tiết kiệm được chi phí đi lại” - ông Quyền cho hay.
Việt
Nam sắp cấp GPLX lưu hành ở 85 quốc gia
Công ước quốc tế 1968 về Giao thông đường
bộ và Công ước về Biển báo - Tín hiệu đường bộ (gọi tắt là Công ước Vienna) sẽ
chính thức có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 20/8, khi công ước Vienna có hiệu
lực. Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Quyền cho biết, GPLX quốc tế sẽ được cấp
vào cuối tháng 8 hoặc đầu tháng 9 tới ở các địa phương trên toàn quốc. GPLX quốc
tế được phát hành theo quy chuẩn của quốc tế với hình thức là dạng quyển giống
hộ chiếu hiện nay.
GPLX quốc tế sẽ được cấp từ tháng 9 tới
đây
GPLX này có giá trị sử dụng lưu hành hợp
pháp tại 85 quốc gia tham gia Công ước Vienna. Trên GLPX in 4 thứ tiếng cơ bản
là Anh, Pháp, Nga, Tây Ban Nha và tiếng của nước cấp GPLX đó. Trong GPLX sẽ ghi
rõ người có GPLX quốc tế được lái ô tô, mô tô loại nào. GPLX quốc tế có thời hạn
theo quy định chung của công ước từ 1 - 3 năm.
Ông Quyền cho hay, hiện Tổng cục Đường bộ
Việt Nam đang hoàn thiện hai Thông tư về việc cấp và sử dụng GLPX quốc tế và
Thông tư quy định về lệ phí cấp GPLX quốc tế. Hồ sơ xin cấp GPLX quốc tế bắt buộc
phải có GPLX đang sử dụng do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và đơn đề
nghị xin cấp GPLX quốc tế.
Việc đổi GPLX cũ bằng giấy
sang GPLX nhựa thông qua mạng internet sẽ được triển khai đồng loạt trên toàn
quốc từ 30/6 tới đây. Hiện có 50% người đổi GPLX thực hiện khai báo thông tin
qua mạng và chỉ phải đến cơ quan cấp giấy tờ này 1 lần để chụp ảnh, đối chiếu
hồ sơ và mất tối đa 2 tiếng đồng hồ là được nhận GPLX mới (giảm được 1 lần đi
lại và giảm tối đa thời gian chờ lấy GPLX - PV). Dự kiến, đến hết năm 2015 việc
đổi GPLX sẽ hoàn thành. |
Châu Như Quỳnh
Theo
Dân Trí
4,208
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN